A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
- A. Hầu như kết thúc ở dãy Bạch Mã.
- B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.
- C. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc.
- D. Thổi liên tục suốt mùa đông.
Câu 2. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc?
- A. Độ cao và hướng các dãy núi.
- B. Vị trí địa lí và hướng các dãy núi.
- C. Vị trí địa lí và độ cao địa hình.
- D. Hướng các dãy núi và biển Đông.
Câu 3. Hiện tượng thời tiết nào xảy ra khi áp thấp Bắc Bộ khơi sâu vào đầu mùa hạ?
- A. Hiệu ứng phơn ở Đông Bắc.
- B. Mưa ngâu ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- C. Mưa phùn ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- D. Hiệu ứng phơn ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 4. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của mạng lưới sông ngòi nước ta?
- A. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- B. Sông ngòi phân bố rộng khắp trên cả nước.
- C. Sông ngòi nước ta có nhiều nước.
- D. Sông ở nước ta chủ yếu là sông lớn.
Câu 5. Số cơn bão mạnh ở nước ta có xu hướng:
- A. tăng và diễn biến bất thường
- B. tăng đều và liên tục.
- C. giảm và diễn biến bất thường.
- D. giảm đều và liên tục.
Câu 6. Thích ứng biến đổi khí hậu là:
- A. giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
- B. thay đổi giống cây trồng thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
- C. thay đổi trang thiết bị phù hợp với môi trường khí hậu thay đổi.
- D. Thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
Câu 7. Địa điểm du lịch nào sau đây ở vùng núi cao của nước ta?
- A. Huế.
- B. Phú Quốc.
- C. Sa Pa.
- D. Nha Trang.
Câu 8. Địa điểm du lịch nào sau đây có số giờ nắng trên 2 100 giờ/ năm?
- A. Sa Pa.
- B. Tam Đảo.
- C. Đà Nẵng.
- D. Đà Lạt.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm): Tính chất nhiệt đới của khí hậu ảnh hưởng như thế nào cho sản xuất nông nghiệp nước ta?
Câu 2. (1,0 điểm): Hãy trình bày tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu nước ta.
Câu 3. (1,0 điểm): Theo em, nguyên nhân nào gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long?
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
B
D
D
A
D
C
D
- B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1.
Tính chất nhiệt đới của khí hậu đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nước ta:
- Tích cực:
+ Phát triển nông nghiệp nhiệt đới gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao như lúa, ngô, cao su, hồ tiêu....
+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp.
- Hạn chế:
+ Nhiều thiên thai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Câu 2
Biến đổi khí hậu tác động đến khí hậu nước ta:
- Thay đổi về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,89°C (giai đoạn 1958 – 2018).
+ Số ngày nóng tăng từ 3 – 5 ngày/ thập kỉ.
- Thay đổi về lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động.
+ Thời gian mùa mưa và mùa khô có sự thay đổi.
+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoạn: bão, hạn hán, lũ lụt....
Câu 3.
- Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do hệ thống sông Cửu Long mang lại trong mùa mưa.
- Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực lớn, dạng lông chim nên tập trung nước, tổng lượng nước lớn, có hồ Tonlexap điều tiết nước, nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài trong nhiều tháng.
- Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, nền vật liệu vụn bở, lượng nước tập trung lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều.
- Đồng bằng sông Cửu Long không đắp đê dọc theo hệ thống sông mà đắp đê bao theo từng vùng.