Đề số 5: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 18 Đông Nam Á

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • B. Cuối thế kỉ XX

Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế do ai lãnh đạo?

  • A. Vua Hàm Nghi
  • B. Nguyễn Tri Phương
  • C. Phan Đình Phùng
  • D. Hoàng Hoa Thám

Câu 3: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là:

  • A. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
  • B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1880 – 1925)
  • C. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1931 – 1938)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?

  • A. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
  • B. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
  • C. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
  • D. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-lip-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?

Câu 2: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập tương đối. Vì sao lại có được kết quả đó.

Bài Làm:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)






Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

A

D

Tự luận: 

Câu 1:

- Năm 1782: 

+ Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha. 

+ Cuối ngày, cuộc khởi nghĩa thất bại. 

- Cuối thế kỉ XIX: 

+ Xuất hiện 2 xu hướng: 

    • Cải cách của Hô-xê-ri-đan.

    • Bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.

+ Cả 2 xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiền đề cho cao trào cách mạng sau này.

- 1896 – 1898: 

+ Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

+ Nước Cộng hòa Phi-lip-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Câu 2:

- Đến cuối thế kỉ XIX, tại Đông Nam Á chỉ có quốc gia Xiêm giữ được nền độc lập tương đối. 

- Xiêm giữ được nền độc lập tương đối là do: 

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự,…

+ Chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”, những cuộc cải cách giúp cho Xiêm hòa nhập được với sự phát triển chung của thế giới. 

+ Chính sách ngoại giao “mềm dẻo”: chủ động “mở cửa” với các nước trên thế giới, lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh-Pháp, cắt một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 18: Đông Nam Á

ĐỀ 1

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự kiện “Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Philippines, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.” diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1872
  • B. 1890 – 1895
  • C. 1896 – 1898
  • D. Đầu thế kỉ XX

Câu 2: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • B. Cuối thế kỉ XX

Câu 3: Vào nửa sau thế kỉ XIX ở Đông Nam Á, nước nào vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

  • A. Myanmar
  • B. Singapore
  • C. Thái Lan
  • D. Brunei

Câu 4: Năm 1885, Anh hoàn thành xâm chiếm:

  • A. Myanmar
  • B. Malaysia
  • C. Indonesia
  • D. Timor Leste.

Câu 5: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc không diễn ra mạnh mẽ ở nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

  • A. Myanmar
  • B. Indonesia
  • C. Philippines
  • D. Việt Nam

Câu 6: Tháng 10/1873 diễn ra sự kiện nào ở Indonesia?

  • A. Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sumatra
  • B. Khởi nghĩa nổ ra ở Đông Sumatra
  • C. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này
  • D. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Pháp đổ bộ lên vùng này.

Câu 7: Đầu thế kỉ XX ở Indonesia, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của:

  • A. Hiệp hội công nhân đường sắt (1905)
  • B. Hiệp hội công nhân xe lửa (1908)
  • C. Đảng Cộng sản Indonesia (1920)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: “Hỡi hi vọng của Tổ quốc! Hãy đấu tranh cho tương lai tươi sáng của Philippines” là lời kêu gọi của ai?

  • A. José Rizal
  • B. Ferdinand Marcos Jr.
  • C. Sara Duterte-Carpio
  • D. Tagalog

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?

  • A. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
  • B. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
  • C. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
  • D. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động.

Câu 10: Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á:

  • A. Tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau, có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội. 
  • B. Không còn nở rộ như ở cuối thế kỉ XIX.
  • C. Ngày càng hỗn loạn, vô tổ chức do ham muốn lật đổ chính quyền xâm lược nhanh chóng
  • D. Cả A và C.

Xem lời giải

ĐỀ 2

Trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vào nửa sau thế kỉ XIX ở Đông Nam Á, nước nào vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

  • A. Myanmar
  • B. Singapore
  • C. Thái Lan
  • D. Brunei

Câu 2: Sự kiện “Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Philippines, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.” diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1872
  • B. 1890 – 1895
  • C. 1896 – 1898
  • D. Đầu thế kỉ XX

Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế do ai lãnh đạo?

  • A. Vua Hàm Nghi
  • B. Nguyễn Tri Phương
  • C. Phan Đình Phùng
  • D. Hoàng Hoa Thám

Câu 4: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc không diễn ra mạnh mẽ ở nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

  • A. Myanmar
  • B. Indonesia
  • C. Philippines
  • D. Việt Nam

Câu 5: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • B. Cuối thế kỉ XX

Câu 6: Đầu thế kỉ XX ở Indonesia, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của:

  • A. Hiệp hội công nhân đường sắt (1905)
  • B. Hiệp hội công nhân xe lửa (1908)
  • C. Đảng Cộng sản Indonesia (1920)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ở Campuchia, cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo vào cuối thế kỉ XIX đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại lớn?

  • A. Acha Soa
  • B. Pucombo
  • C. Hoàng thân Si Votha
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Tháng 10/1873 diễn ra sự kiện nào ở Indonesia?

  • A. Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sumatra
  • B. Khởi nghĩa nổ ra ở Đông Sumatra
  • C. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này
  • D. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Pháp đổ bộ lên vùng này.

Câu 9: Phong trào nào diễn ra ở Indonesia từ 1873 – 1903?

  • A. Chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc Aceh
  • B. Khởi nghĩa nông dân đảo Java do Samin lãnh đạo
  • C. Cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản lãnh đạo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Campuchia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của:

  • A. Sự hợp nhất 3 nước Đông Dương thành một.
  • B. Liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung
  • C. Phương pháp đoàn kết đánh giặc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem lời giải

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Hãy nêu những nét chính trong phong trào giành độc lập của ba nước Đông Dương từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Câu 2 (4 điểm). Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Xem lời giải

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Hãy nêu những nét chính trong phong trào giành độc lập của ba nước Đông Dương từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 

Câu 2 (4 điểm). Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Xem lời giải

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở nửa đầu thế kỉ XIX, Philippines là thuộc địa của:

  • A. Pháp
  • B. Anh
  • C. Mỹ
  • D. Tây Ban Nha

Câu 2: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • B. Cuối thế kỉ XX

Câu 3: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là:

  • A. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
  • B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1880 – 1925)
  • C. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1931 – 1938)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?

  • A. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
  • B. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
  • C. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
  • D. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-dô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 

Câu 2: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề thi lịch sử và địa lí 8 Chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi lịch sử và địa lí 8 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.