I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:
- A. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại.
- B. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%.
- C. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
- D. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
Câu 2: Đối với bệnh dịch tả lợn cổ điển thì con đường chính mà mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi là:
- A. Qua tiêu hoá
- B. Qua hô hấp
- C. Qua da, niêm mạc mắt và đường sinh dục
- D. Cả A và B.
Câu 3: Đối với bệnh đóng dấu lợn, mầm bệnh là:
- A. Vi khuẩn Gram dương Bacterial crixiopathrix
- B. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae
- C. Vi khuẩn Gram âm Bacterial crixiopathrix
- D. Vi khuẩn Gram âm Erysipelothrix rhusiopathiae
Câu 4: Bệnh phân trắng lợn con là:
- A. Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống
- B. Bệnh khá phổ biến ở lợn từ 3 đến 21 ngày tuổi, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi.
- C. Bệnh truyền nhiễm ở lợn con, các virus lây truyền làm cho phân của lợn trắng ra.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Con vật còn sống sót sau khi bị bệnh dịch tả lợn cổ điển thường:
- A. Phát triển nhanh chóng, khoẻ mạnh, có sức đề kháng rất cao.
- B. Phát triển nhanh đột biến nhưng chất lượng thịt có thể gây hại cho người tiêu dùng.
- C. Còi cọc, chậm lớn.
- D. Còi cọc, chậm lớn nhưng chất lượng thịt rất tốt.
Câu 6: Đâu không phải một biện pháp đúng để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- A. Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi
- B. Cách li 100 ngày với lợn mới nhập về
- C. Chú ý giữ gìn vệ sinh
- D. Để trống chuồng 2 tuẫn giữa các lứa nuôi
Câu 7: Bệnh đóng dấu lợn có thể điều trị được bằng:
- A. Các loại thuốc hoạt huyết nhằm hỗ trợ việc lưu thông máu, tránh tụ máu.
- B. Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với một số thuốc trợ sức.
- C. Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram dương kết hợp với một số thuốc trợ sức.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- A. Lợn bị bệnh thường bị lạnh, cơ thể chỉ còn 30 – 31°C, ăn nhiều nhưng uống ít nước
- B. Lợn bị bệnh có những biểu hiện như mũi khô, mắt đỏ, phân táo
- C. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tai,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt; tại và mõm bị tím tái.
- D. Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang... có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim; niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.
Câu 9: Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đóng dấu lợn. Ý nào không đúng?
- A. Con vật sốt cao trên 40 °C, bỏ ăn, sưng khớp gối.
- B. Trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra
- C. Khi mổ khám thường thấy máu tụ lại ở tim, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đen
- D. Khi mổ khám thường thấy viêm khớp và viêm màng trong tim
Câu 10: “(1) Giun đũa lợn thuộc loài Ascaris suum, họ Ascarididae, có hình giống như chiếc đũa, kí sinh trong ruột non của lợn. (2) Giun đực ở đuôi có móc, thường nhỏ và ngắn hơn giun cái. (3) Trứng giun khi bị lợn ăn phải sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non. (4) Một vòng đời con giun cái có thể đẻ tới 27 triệu trứng, trung bình 200 nghìn trứng/ngày. (5) Trứng giun theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 5 năm. (6) Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá.”
Câu nào không đúng trong đoạn trên?
- A. (1), (2), (4)
- B. (5), (6)
- C. (2), (3), (6)
- D. Không có câu nào.