Đề 5 bài tập làm văn số 6 ngữ văn 7 trang 88 sgk: Học, học nữa ...

Đề 5: Trang 88 sgk ngữ văn 7 tập 2

Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê - nin : Học, học nữa, học mãi.

=> Đầy là đề số 5 trong bài viết tập làm văn số 6 ngữ văn 7: Văn lập luận giải thích

Bài Làm:

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền kinh tế tri thức lên ngôi, mỗi phút trôi qua chứng kiến biết bao nhiêu sự ra đời của các công trình khoa học kĩ thuật. Để bắt kịp với thời đại không còn cách nào khác là con người phải trau dồi tri thức của mình một cách thường xuyên và liên tục. Và học chính là con đường duy nhất để bạn chạm tay đến thành công. Như Lê - nin đã từng khuyên “Học, học nữa, học mãi”.

Lê- nin được biết đến là một trong những danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của cuộc cách vô sản. Lời khuyên của ông sẽ mãi mãi là một triết lí để cả loài người phải học tập và suy ngẫm. Học ở đây là một quá trình thu thập kiến thức, để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân. Học không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ nhà trường học từ thầy cô và sách vở mà rộng ra nó còn là việc con người tự thân tìm hiểu tìm tòi và chắt chiu những kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện nhân cách, đạo đức của chính mình. Và nó chính là một quá trình vô cùng gian nan và dài mà con người có khi phải dùng cả đời để tiếp thu và chắt lọc.

Quay trở lại với thực tế, kiến thức chính là đại dương mênh mông mà con người chúng ta dù có dùng cả đời vẫn không thể biết thế nào là đủ. Khả năng của con người là hữu hạn so với một kho tàng kiến thức là vô hạn, giữa cái hữu hạn và vô hạn đó đòi hỏi con người phải chăm chỉ và cố gắng từng ngày. Mỗi một phút trôi qua, thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu sự ra đời của các phát minh khoa học vĩ đại. Và nếu như chúng ta không thể chinh phục nó thì suốt đời chúng ta sẽ là kẻ lạc hậu và thua thiệt. Bởi lẽ thiếu tiền thiếu bạc có thể dùng cả đời mà kiếm còn thua thiệt về kiến thức sẽ khiến giá trị bản thân của con người suy giảm. 

Khi đất nước còn phong kiến nghèo nàn, ông cha ta đã biết tìm tòi và xác định học vấn chính là con đường duy nhất để thoát ra khỏi đói nghèo. Như Mạc Đĩnh Chi một nhà nho lỗi lạc, thưở còn thơ vì gia cảnh  nghèo khó mà không thể đến trường. Hàng ngày, ông đứng nép sau cánh cửa lớp học để nghe giảng, tối đến lại bắt đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn và sau này thành tài.  Còn biết bao nhiêu tấm gương vượt khó mà chúng ta phải noi theo và học tập, trở thành nguồn cảm hứng vĩ đại để con cháu đời đời noi theo. Một người vĩ đại như chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã dùng cả cuộc đời  mình để tìm  đường đi đúng đắn cho cách mạng vô sản, đến lúc cuối đời con người ấy vẫn không ngừng học tập tìm tòi. Bác chính là tấm gương sát thực nhất cho câu nói “học, học nữa, học mãi”.

Tuy nhiên, học không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu tri thức, tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại mà rộng hơn nó còn là việc học để làm người, học để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Con người sinh ra không ai ngẫu nhiên có cho mình một vốn sống phong phú cả mà nó tích góp lại qua quá trình rèn luyện và trau dồi. Mỗi sự trải nghiệm bên ngoài cuộc sống sẽ trở thành những bài học đắt giá nhất cho bạn giúp bạn trưởng thành và tốt hơn. Mỗi học sinh chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy thể hiện sự hiếu học của mình bằng việc lắng nghe bài giảng của thầy cô, tích cực đọc sách nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức trên sách báo, qua các kênh internet,.... Bởi lẽ việc học tập say mê sẽ mang đến cho bạn rất nhiều thứ không chỉ một vốn sống phong phú mà còn cả một tâm hồn rất thư thái và minh mẫn.

Kiến thức là  sa mạc mà chúng ta chỉ là những hạt cát vô cùng bé nhỏ trong sa mạc đó. Vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy không ngừng trau dồi, tôi luyện tri thức bản thân để góp phần làm cho xã hội này trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài viết số 6 văn lớp 7 trang 88 sgk: Lập luận giải thích

Đề bài 1:

" Mùa xuân là tết trồng cây 

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ".

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ ấy ? Vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước ?.

Xem lời giải

Đề 2: Trang 88 sgk ngữ văn 7 tập 2

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy? (Bài viết tập làm văn số 6 ngữ văn lớp 7 trang 88 sgk)

Xem lời giải

Đề số 3: Trang 88 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hãy giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” (Bài viết số 6 ngữ văn 7)

Xem lời giải

Đề 4: Trang 88 sgk ngữ văn 7 tập 2

Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

=> Đây là đề số 4 trong bài viêt tập làm văn số 6 ngữ văn 7. Bài làm có chủ đề: lập luận giải thích

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.