Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 22 năm 2017, thành phố Hà Nội

Bài Làm:

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 
Câu 2:  Lí do vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. 
Câu 3:

- Việc nhỏ là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.
- Công cuộc lớn: Đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia, dân tộc. 
Câu 4:

- Thông điệp: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người. 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”

Gợi ý làm bài

a. Giải thích: Nhu cầu trí tuệ thường trực là nhu cầu thường xuyên, cần thiết để mở rộng tri thức và tầm hiểu biết…
b. Bàn luận những tác dụng to lớn của việc đọc sách:
- Văn hóa đọc gắn liền với chữ viết, qua quá trình đọc con người sẽ suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức thành của mình và trở thành vốn kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.
- Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã hội, con người và nhận thức thức chính mình.” Sách mở rộng ra trước mắt ta những chân trời mới”.
- Việc đọc sách tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống tinh thần của con người. “ Mỗi cuốn sách nhỏ là một bậc thang đưa ta tách khỏi phần con để đến với thế giới Người”…….
- Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc trong thời đại ngày nay đặc biệt là đối với giới trẻ: Văn hóa đọc dần mai một không chỉ gây tổn thất cho việc truyền bá tri thức mà còn làm mất dần đi một nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận thức, hành động: Những việc làm thiết thực của cá nhân và cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa đọc.

c. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

-  Cần có phương pháp đọc để có thể hiểu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua cuốn sách.

- Dành ra thời gian mỗi ngày để đọc sách, vừa giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và giúp thư giãn sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng.

Câu 2 (5,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

1. Giới thiệu chung

- Không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.

- Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác  của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: trên thế giới chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nền độc lập vừa mới dành được của ta bị đe dọa bởi các thế lực phản động: quân đồng minh, đế quốc Mĩ. Trong nước, cả nước nổi dạy giành chính quyền. Ngày 19/8/1945 cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Đến ngày 26/8, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc  về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước toàn thể quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

- Khi bàn về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập có ý kiến cho rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”.

2. Giải thích hai ý kiến

* Ý kiến thứ nhất

- Văn kiện lịch sử: là văn bản ghi lại những sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc.

- Văn kiện lịch sử vô giá:vai trò, tầm quan trọng có liên quan đến việc quyết định vận mệnh của một dân tộc.

* Ý kiến thứ hai

- Văn chính luận:là những tác phẩm văn chương sử dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ để khẳng định một tư tưởng nào đó khiến độc giả tin vào điều được khẳng định là đúng sự thật.

- Áng văn chính luận mẫu mực:là những áng văn đạt chuẩn mực cao về nội dung và nghệ thuật có sức thuyết phục, quy tụ lòng người.

=> Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Bác xét trên hai góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật.

3. Phân tích giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập

a. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá

-  Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

- Là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.

 - Là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.

b. Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực

* Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc.

* Biểu hiện:

- Lập luận chặt chẽ: Tác phẩm có bố cục ngắn gọn, súc tích gồm 3 phần liên kết chặt chẽ với nhau trong hệ thống lập luận:

  • Phần mở đầu: Nêu cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản “Tuyên ngôn” bằng việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791.
  • Phần thứ hai: Khi nêu cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn Độc lập Bác vừa tố cáo tội ác của thực dân Pháp vừa khẳng định thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc ta.
  • Phần kết luận: Lời tuyên bố của bản “Tuyên ngôn”.

- Lí lẽ sắc bén

  • Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực tế lịch sử để chứng minh: Thực dân Pháp đã không “bảo hộ” được Việt Nam và đã gieo rắc nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam.
  • Dùng thực tế để khẳng định sự khoan hồng và  nhân đạo của dân tộc ta với kẻ thù, công lao của Việt Minh – đại diện duy nhất của nhân dân Việt Nam.

==>  Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí.

-  Bằng chứng xác thực

Bản Tuyên ngôn đưa ra những bằng chứng hoàn toàn xác thực, không thể chối cãi được (dẫn chứng): về chính trị (5 tội ác), về kinh tế (4 tội ác)

- Ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc

  • Từ ngữ chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào nhận thức, tình cảm của người đọc, người nghe.
  • Câu văn uyển chuyển, sinh động. Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Câu văn 9 tiếng nhưng khái quát được những sự kiện lịch sử trọng yếu của dân tộc, tinh thần quật khởi của nhân dân và sự thất bại nhục nhã của kẻ thù và bọn tay sai bán nước.
  • Hình ảnh đặc sắc: thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, bóc lột đến xương tủy…
  • Cần chú ý thêm cách sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ (có tính khẳng định và nhấn mạnh): sự thật là, độc lập tự do…

4. Bình luận, đánh giá

- Cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng như đối lập, mâu thuẫn nhưng thực chất là bổ sung cho nhau cùng khẳng định giá trị to lớn của bản tuyên ngôn. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử chính trị và văn chương nghệ thuật.

==> Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn chính luận mẫu mực; là văn bản pháp lý, văn hoá của muôn đời; là hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh cũng như của toàn dân tộc Việt Nam – Bản Tuyên ngôn xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn”

- Tuyên ngôn độc lập ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh như có lần Người từng tâm sự. Giây phút xúc động, thiêng liêng khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập ta có thể thấy trong câu thơ của Tố Hữu:

Người đứng trên đài lặng phút giây

Trông đàn con đó vẫy hai tay

Cao cao vầng trán ngời đôi mắt

Độc lập bây giờ mới thấy đây

- Khẳng định tấm lòng vĩ đại cũng như tài năng xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập. Người không chỉ đem lại ánh sáng tự do, hòa bình cho dân tộc mà còn đóng góp những tài sản tinh thần vô giá cho lịch sử và văn học nước nhà.

 

--------------------- Hết -------------------

Xem thêm các bài Đề thi văn 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi văn 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Ngữ văn kì thi THPTQG năm 2020

2. Đáp án môn Ngữ văn kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn Ngữ văn theo cấu trúc của bộ

4. Đề luyện thi môn Ngữ văn năm 2017

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.