Dạng bài tập Nguyên tố nhóm VIIA - Halogen

Dạng 2: Nguyên tố nhóm VIIA - Halogen

Bài tập 1: Điện phân nóng chảy một muối 11,7g halogenua NaX người ta thu được 2,24 lít khí (đktc)

a) Xác định nguyên tố X ?

b) Tính thế tích khí HX thu được khi cho X tác dụng với 4,48 lít H2 ở đktc ?

c) Tính tỷ lệ % các khí sau phản ứng ?

Bài tập 2: Cho 0,896 lít Cl2 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M ở to thường thu được dung dịch X. Tính CM của các chất trong dung dịch X ?

Bài tập 3: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 mL dung dịch muối X của potassium (K). Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng. Nhỏ vài giọt nước Br2 vào ống thứ hai, lắc đều rồi thêm hồ tinh bột, thấy có màu xanh tím. Xác định công thức hoá học của X và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Bài tập 4: Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/1. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.

Bài tập 5: Hỗn hợp rắn A chứa KBr và KI. Cho hỗn hợp A vào nước brom lấy dư. Sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và nung nóng ta được sản phẩm rắn khan B. Khối lượng của B nhỏ hơn khối lượng A là m gam. Cho sản phẩm B vào nước clo lấy dư. Sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và nung nóng ta được sản phẩm rắn khan C. Khối lượng của C nhỏ hơn khối lượng B là m gam. Vậy % về khối lượng từng chất trong A là bao nhiêu?

Bài Làm:

Bài tập 1:

2NaX → 2Na + X2

a, nX2 = 0,1 mol ⇒ nNaX = 2. 0,1 = 0,2 mol.

MNaX = 11,7/0,2 = 58,5 ⇒ X = 35,5 (Cl)

b, X2 + H2 → 2HX

nH2 = 0,2 mol ⇒ nHX = 2. nX2= 0,2 mol (H2 dư)

⇒ VHX = 0,2.22,4 = 4,48 l

c, Sau phản ứng có 0,2 mol khí HCl và 0,1 mol H2 dư

%HCl= 0,2/(0,2 + 0,1)= 66,67%

⇒ %H2 = 33,33%

Bài tập 2:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

nCl2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

nNaOH = 0,2 mol

Theo pt ⇒ nNaCl = nNaClO = nCl2 =0,04 mol

⇒ CMNaCl = CMNaClO = 0,04/0,2 = 0,2M

nNaOH = 0,2 – 0,04.2 = 0,12 mol ⇒ CMNaOH = 0,12 / 0,2 = 0,6M

Bài tập 3: 

- Sau khi thêm hồ tinh bột thấy có màu xanh tím → chứng tỏ sau phản ứng có sinh ra I→ Muối là KI

- Các phương trình phản ứng:

KI + AgNO3 → KNO3 + AgI (vàng)

2KI + Br2 → 2KBr + I2 

Bài tập 4: 

Ta có: nAgNO3= (78.1,09.10)/(100.170) = 0,05 mol; nHCl = 0,01333.1,5 = 0,0199 ≈ 0,02 mol

- Phương trình hóa học:

AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3 (1)

AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3 (2)

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 (3)

- Gọi số mol KBr, NaI trong hỗn hợp lần lượt là x, y.

- Theo đề bài: 119x + 150y = 3,88 (*)

- Theo các phương trình (1), (2), (3): x + y + 0,02 = 0,05 (**)

- Giải hệ, ta được: x = 0,02; y = 0,01

%mKBr = (0,02 .119)/3,88 . 100% = 61,34%; %mNaI = 100% - 61,34% = 38,66%

Vậy VHCl = 0,02 × 22,4 = 0,448 lít.

Bài tập 5:

- Gọi x, y là số mol của KBr và KI

- Khi dẫn A vào nước Brom:

2KI + Br2 → 2KBr + I2

y                  y mol

- Sản phẩm B chứa (x + y) mol KBr

Ta có: 119x + 166y – 119(x – y) = m

→ m = 47y (1)

- Khi dẫn B vào nước clo

2KBr + Cl2 → 2KCl + Br2

x + y             x + y

- Theo đề ra: 119(x + y) – 74,5(x + y) = m

→ m = 44,5 (x + y) (2)

- Từ (1) và (2) ta có: 44,5(x + y) = 47y hay 44,5x = 2,5y → y = 17,8x

%KBr = 119x/(119x + 166y) × 100% = 3,87%

%KI = 100% - 3,87% = 96,13%

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Đề cương ôn tập Hóa học 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (P2)

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Tốc độ phản ứng hóa học

Bài tập 1: Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)

Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

Bài tập 2: Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần.

Bài tập 3: Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4

a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.

b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.

Bài tập 4: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:

a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.

b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.

c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.

d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.

e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập