Câu 1: Violoncelle (cello) là:
- A. Được ví như “nữ hoàng” trong dàn nhạc giao hưởng.
-
B. Đàn có kích thước lớn hơn nhiều so với violon
- C. Tiếng đàn có âm sắc tươi sáng.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng góp phần làm cho âm thanh của bộ dây thêm đầy đặn, hài hòa là:
- A. Violon, violoncelle (cello).
-
B. Violon, violoncelle (cello), viola, contrabass.
- C. Violoncelle (cello), viola, contrabass.
- D. Violon, violoncelle (cello), viola.
Câu 3: Tác phẩm violon Czaradas là một vũ điệu dân gian của nước nào?
- A. Bun-ga-ri.
- B. Bồ Đào Nha.
-
C. Hung-ga-ri.
- D. Đan Mạch.
Câu 4: Kỉ niệm xưa (Auld lang syne) là bài hát có nguồn gốc từ:
- A. Đức.
- B. Pháp.
-
C. Scotland.
- D. Anh.
Câu 5: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về bài hát Kỉ niệm xưa (Auld lang syne):
- A. Bài hát có nhịp điệu mang tính nhảy múa, uyển chuyển.
- B. Được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong dịp chia tay năm cũ, kết thúc năm học, trong các dịp hội hè.
- C. Bài hát có nguồn gốc từ Scotland.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Có mấy loại dấu hóa thường dùng?
- A. 1.
- B. 2.
-
C. 3.
- D. 4.
Câu 7: Hạ thấp nốt nhạc xuống nửa cung ta dùng:
-
A. Dấu giáng.
- B. Dấu thăng.
- C. Dấu hoàn (bình).
- D. Dấu hóa theo khóa.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về dấu hóa theo khóa:
- A. Đặt ở sau khóa nhạc (đầu khuông nhạc) gọi là hóa biểu.
-
B. Các dấu hóa trong hóa biểu được ghi khác loại.
- C. Trên hóa biểu có thể có từ 1 đến 7 dấu hóa.
- D. Các dấu hóa có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc.
Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về cách sử dụng dấu hóa?
- A. Dấu hóa theo khóa đặt ở sau khóa nhạc (đầu khuông nhạc).
-
B. Dấu hóa bất thường đặt ở trước nốt nhạc, có hiệu lực với các nốt cùng tên đứng trước nó trong phạm vi một ô nhịp.
- C. Trên hóa biểu có thể có từ 1 đến 7 dấu hóa.
- D. Các dấu hóa trong hóa biểu được ghi cùng một loại.
Câu 10; Bậc chuyển hóa được kí hiệu bằng:
- A. Dấu thăng.
- B. Dấu giáng.
- C. Dấu hoàn.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Dấu hóa bất thường (đặt trước nốt nhạc):
- A. Chỉ có tác dụng với nốt nhạc đứng sau nó.
- B. Chỉ có tác dụng với nốt nhạc trong phạm vi của ô nhịp đó.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 12: Học xong chủ đề Giai điệu năm châu, em có suy nghĩ gì?
- A. Thêm yêu và trân trọng những thành tựu âm nhạc của các quốc gia trên thế giới.
- B. Tìm hiểu nhiều bài hát của các quốc gia trên thế giới hơn nữa.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 13: Vì sao đàn violon được ví như “nữ hoàng” trong dàn nhạc giao hưởng:
-
A. Vì tiếng đàn violon tươi sáng, có thể biểu hiện đa dạng trạng thái tình cảm của con người.
- B. Vì Violon có cấu tạo 4 dây.
- C. Vì đàn thuộc bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về âm nhạc của các quốc gia trên thế giới?
- A. Thế giới âm nhạc vô cùng phong phú, mỗi quốc gia, dân tộc đều có nền âm nhạc đặc sắc của riêng mình.
-
B. Chỉ nên tìm hiểu, khám phá nền âm nhạc của đất nước mình là đủ.
- C. Cần trân trọng những thành tựu âm nhạc của các quốc gia trên thế giới.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 15: Bản nhạc Em đi trong tươi xanh có dấu hóa cố định là:
-
A. Pha thăng và Đô thăng.
- B. Si thăng và La thăng.
- C. Son thăng và Si thăng.
- D. Pha thăng và La thăng.
Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về trích đoạn tác phẩm Czardas viết cho violon cuat Vittorio Monti:
- A. Tác phẩm là tên gọi của một vũ điệu dân gian Hungary.
- B. Tác phẩm có những đoạn nhạc tương phản giữa nhịp độ chậm và nhanh.
-
C. Từ đầu đến cuối tác phẩm, tiếng đàn violon luôn sôi nổi, nồng nhiệt.
- D. Tác phẩm mang lại cho người nghe không khí tưng bừng của những vũ điệu dân gian Hungary.
Câu 17: Đặc điểm của các nhạc cụ bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng là:
- A. Có kỹ thuật phong phú, âm sắc đồng nhất, hài hòa và có sự thống nhất chặt chẽ.
- B. Câu nhạc không quá dài bởi phụ thuộc hơi thổi của nhạc công, thời gian diễn tấu của bộ dây không bị hạn chế.
- C. Có cấu tạo tương tự, chỉ khác nhau về kích cỡ.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng có bao nhiêu nhạc cụ?
- A. 3.
-
B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 19: Khí nhạc có kích thước lớn nhất và âm thanh trầm nhất trong bộ dây là:
- A. Violon.
- B. Cello.
-
C. Contrabass.
- D. Viloa.