Câu 1: Bài hát Đi cắt lúa (sưu tầm Lê Toàn Hùng, đặt lời mới Lê Minh Châu) thuộc dân ca gì?
-
A. Hrê (Tây Nguyên).
- B. Nam Bộ.
- C. Khơ-mú.
- D. Trung Bộ.
Câu 2: Bài hát Đi cắt lúa (dân ca Hrê) gồm mấy đoạn nhạc?
-
A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 3: Đàn bầu còn được gọi là:
- A. Vĩ cầm.
-
B. Độc huyền cầm.
- C. Dương cầm.
- D. Nhị.
Câu 4: Miền Nam gọi đàn nhị là:
- A. A. Vĩ cầm.
- B. Độc huyền cầm.
- C. Dương cầm.
-
D. Đàn cò.
Câu 5: Cung đàn đất nước được Xuân Khải soạn cho loại đàn nào?
- A. Đàn tranh.
-
B. Đàn bầu.
- C. Đàn nhị.
- D. Dương cầm.
Câu 6: Câu hát mở đầu trong bài Đi cắt lúa là:
-
A. Đàn em vui hát ca hòa với tiếng chiêng vang lừng.
- B. Đón lúa đang về ấm nó khắp buôn làng mình.
- C. Từng đàn em vui hát ca mừng lúa ngát hương.
- D. Đón lúa đang về sướng vui khắp buôn làng mình.
Câu 7: Nốt Đô trong sáo Recorder dùng ngón bấm:
- A. Lỗ 0, 1.
-
B. Lỗ 0, 2.
- C. Lỗ 2, 3.
- D. Lỗ 1, 2, 3.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam – đàn bầu:
- A. Đàn chỉ có một dây, người chơi dùng que để gảy vào dây, một đầu đàn có vòi trẻ dài uốn cong, xuyên ngang qua vỏ quả bầu khô.
- B. Tuy chỉ có một dây nhưng âm thanh của đàn bầu rất đặc sắc: thánh thót, thiết tha, trầm tư, ngọt ngào.
-
C. Là loại nhạc cụ cổ nhất được truyền vào Việt Nam từ xa xưa.
- D. Tiếng đàn bầu sâu lắng chứa đựng những thăng trầm của lịch sử, tiếng nói chân thành, đằm thắm của người Việt Nam.
Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đàn nhị?
- A. Được làm bằng gỗ, là một trong những nhạc cụ cổ truyền được du nhập vào Việt Nam từ xa xưa.
-
B. Người chơi dùng tay trái kéo cung vĩ, tay phải bấm trên dây đàn.
- C. Âm thanh của đàn nhị trong sáng, ngân nga, réo rắt, có khả năng diễn tả nhiều cung bậc tình cảm của con người.
- D. Miền Nam gọi đàn nhị là đàn cò.
Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tác phẩm Cung đàn đất nước (trích) của Xuân Khải?
- A. Tác phẩm được nhạc sĩ soạn cho đàn bầu hòa tấu cùng dàn nhạc dân tộc.
- B. Phần đầu của tác phẩm cóa giai điệu mượt mà, trong sáng, tốc độ chậm.
- C. Tác phẩm như một bức tranh miêu tả hình ảnh đất nước Việt Nam đầy màu sắc, sức sống.
-
D. Phần sau của tác phẩm có tốc độ chậm hơn, giai điệu trầm xuống, lắng đọng.
Câu 11: Từ ngữ nào không được dùng để miêu tả âm thanh của tiếng đàn bầu?
- A. Thánh thót.
-
B. Khè khè.
- C. Trầm tư.
- D. Ngọt ngào.
Câu 12: Sau khi nghe bài hát về chủ đề Khúc hát quê hương, em có suy nghĩ gì?
- A. Thêm trân trọng và biết giữ gìn những giá trị âm nhạc dân tộc.
- B. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 13: Từ ngữ nào không được dùng để miêu tả âm thanh của tiếng đàn nhị?
- A. Réo rắt
-
B. Khè khè.
- C. Ngân nga.
- D. Trong sáng.
Câu 14: Đàn bầu là có mấy dây?
-
A. 1.
- B. 2.
- C. 4.
- D. 6.
Câu 15: Tây Nguyên nổi tiếng với đặc điểm văn hóa gì?
- A. Văn hóa cồng chiêng.
- B. Những điệu múa có tiết tấu sôi động.
- B. Những bài dân ca đặc sắc.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Đâu không phải là một loại nhạc cụ dân tộc:
- A. Đàn bầu.
-
B. Đàn phím điện tử.
- C. Đàn tranh.
- D. Đàn nhị.
Câu 17: Đâu là một loại nhạc cụ của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên:
- A. Sáo trúc.
- B. Nhị.
-
C. Đàn tơ-rưng.
- D. Khèn.
Câu 18: Vùng đất Tây Nguyên là nơi sinh sống của dân tộc ít người nào?
- A. Ê-đê.
- B. Xơ-đăng.
- C. Ba-na.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Loại nhạc cụ truyền thống độc đáo ở vùng núi phía Bắc là:
- A. Sáo.
-
B. Khèn.
- C. Trống cơm.
- D. Đàn Tơ-rưng.
Câu 20: Loại nhạc cụ luôn gắn liền với khung ảnh làng quê thanh bình của Việt Nam là:
-
A. Sáo trúc.
- B. Khèn.
- C. Đàn bầu.
- D. Đàn tranh.