A. Hoạt động khởi động
Với những kiến thức đã được học và hiểu biết thực tiễn, hãy trả lời các câu hỏi:
- Em hiểu cụm từ "điện giật" và "chập điện" là như thế nào?
- Nguyên nhân và cách khắc phục hai hiện tượng trên?
Xem lời giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tai nạn điện và một số nguyên nhân
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Có những nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện?
2. Hãy cho biết các nguyên nhân của tai nạn điện trong hình 14.1, điền vào bảng 14.3
Thông tin | Hình vẽ |
Chạm trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây dẫn bị hỏng lớp cách điện | |
Chạm vào vỏ kim loại đồ dùng điện bị hỏng lớp bóc cách điện | |
Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện | |
Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp | |
Do đến gần dây dẫn có điện bị rơi xuống. |
Xem lời giải
2. Một số biện pháp an toàn điện
Trả lời câu hỏi:
1. Một số đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại cần sử dụng phích cắm điện loại có ba cực (hình 14.2)? Hãy giải thích điều đó
2. Một số bình nước nóng ở dây cấp điện có thêm một số bộ phận ở dây dẫn điện như hình 14.3. Hãy cho biết bộ phận đó dùng để làm gì?
3. Bảng 14.4 là hình ảnh một số dụng cụ, thiết bị dùng trong việc sửa chữa điện. Hãy cho biết tên gọi và chức năng của từng dụng cụ thiết bị
Xem lời giải
3. Biện pháp xử lí khi có tai nạn điện
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi phát hiện người bị tai nạn điện, có được dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện không? Vì sao?
2. Em hãy so sánh việc sơ cứu người bị tai nạn điện với người bị đuối nước
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập
Đọc lại thông tin ở hoạt động trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện?
2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng đồ dùng điện?
3. Các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện?
4. Cách xử lí khi có tai nạn điện?