3. Biện pháp xử lí khi có tai nạn điện
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi phát hiện người bị tai nạn điện, có được dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện không? Vì sao?
2. Em hãy so sánh việc sơ cứu người bị tai nạn điện với người bị đuối nước
Bài Làm:
1. Khi phát hiện người bị tai nạn điện, có được dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì lúc đó trên người nạn nhân vẫn còn điện. Nếu vô tình lấy tay không kéo nạn nhân sẽ làm cho người cứu sẽ bị điện giật lây. Do đó, nếu muốn kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện thì cần phải đeo găng tay cao su hoặc quấn vào tay lớp vải khô để cách điện rồi túm lấy chỗ quần áo khô của nạn nhân rồi kéo ra chỗ khô.
2. So sánh việc sơ cứu người bị tai nạn điện với người bị đuối nước:
Sơ cứu người bị đuối nước
- Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
- Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo.
- Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.
- Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.
- Bước 5: Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Sơ cứu người bị điện giật:
- Bước 1: tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện, hoặc dùng vật khô
- Bước 2: Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
- Bước 3: Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không
- Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực
- Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương và sơ cứu kịp thời.