Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 KN bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

IV. VẬN DỤNG

Câu 1: Tư liệu hiện vật là gì? 

Câu 2: Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Cho ví dụ? 

Câu 3: Theo em, các tư liệu lịch sử có ý nghĩa gì và giá trị gì đối với cuộc sống con người? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Tư liệu hiện vật:

- Là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất như các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, đồng,... 

- Tư liệu hiện vật không chỉ là bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng Tư liệu hiện vật | lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng các tư liệu chữ viết. 

- Chẳng hạn, thạp đồng Đào Thịnh; trống đồng Đông Sơn; công cụ đồ đá Núi Đọ (Thanh Hóa) hay khu di tích Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mĩ Sơn của người Chăm; Kinh đô Huế, thành nhà Hồ... 

Câu 2: 

- Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên giấy... ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Chẳng hạn, theo Cục Di sản văn hóa, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) là người đề Tư liệu chữ viết xướng dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt. Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp và 939 tiến sĩ). 

- Ví dụ:

+ Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ thời nhà Lý. 

+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thời Trần.

Câu 3: 

Ý nghĩa và giá trị của các loại sử liệu (tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng, tư liệu gốc):

- Là phương tiện mà thông qua đó nhà sử học có thể nhận thức được những gì đã xảy ra trong quá khứ.

- Là bằng chứng giúp các nhà sử học "dựng lại lịch sử" một cách chính xác và khách quan nhất.

- Giúp ta hình dung về cuộc sống tinh thần và vật chất của cuộc sống con người, giúp lí giải một số hiện tượng, sự việc dựa trên những chứng cứ khoa học.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 6 kết nối bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy đúc kết lại lí do cần phải học lịch sử là gì? 

Câu 2: Khám phá quá khứ từ các nguồn tư liệu nào? 

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Các nhà sử học thường chia tư liệu lịch sử thành bao nhiêu loại? 

Câu 2: Thế nào là tư liệu gốc? 

Câu 3: Lấy ví dụ về tư liệu gốc? 

Câu 4: Cho các ví dụ sau: sự tích “Bánh trưng bánh giầy” thời Hùng Vương, truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” được gọi là tư liệu gì? Nêu khái niệm về tư liệu. 

Câu 5: Kể tên các hiện vật lịch sử mà em biết? Em hãy cho biết các tư liệu ấy được xếp vào loại tư liệu nào? 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hãy kể tên một số truyền thuyết có liên quan đến lịch sử mà em biết. 

Câu 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ