Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.

Câu 2: Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta.

Câu 4: Lý giải những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta.

Bài Làm:

Câu 1:

- Năm 1943, Việt Nam có 14.3 triệu ha rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh); đến năm 1983, diện tích rừng giảm xuống còn 7.2 triệu ha; đến năm 2021, tuy diện tích rừng đã tăng lên, đạt 14.8 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh và rừng trồng mới.

- Số lượng các cá thể, các loài sinh vật ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Nhiều loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt, như: đinh, lim, sến, táu,… nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Câu 2:

- Sự giàu có về thành phần loài sinh vật:

+ Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật.

+ Có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”. 

- Sự đa dạng về hệ sinh thái:

+ Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

+ Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

+ Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao. 

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 3: 

Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta là:

- Bảo vệ nguồn lợi rừng.

- Bảo vệ môi trường:

+ Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ nơi sống của động vật hoang dã.

+ Chống xói mòn đất; điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

+ Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

- Đối với sự phát triển kinh tế -  xã hội:

+ Tạo cơ sở để phát triển ngành khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn sống cho đồng bào các dân tộc miền núi.

+ Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi; bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.

Câu 4: 

- Môi trường sống thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, ánh sáng dồi dào, độ ẩm lớn (>80%), lượng mưa dồi dào (1500 - 2000mm).

+ Đất: đất feralit vụn bở, độ phì cao; đất phù sa màu mỡ,...

- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), nước ta còn là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ, Mi-an-ma.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Kể tên một số vườn quốc gia ở nước ta có hệ sinh thái rừng cận xích đạo.

Câu 2: Kể tên một số vườn quốc gia ở nước ta có hệ sinh thái rừng trên đảo và ven biển.

Câu 3: Nơi phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta là ở đâu?

Câu 4: Nơi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta là ở đâu?

Câu 5: Nơi phát triển hệ sinh thái nông nghiệp nước ta là ở đâu?

Câu 6: Liệt kê ít nhất 3 dự án Việt Nam đang triển khai để bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 7: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loài sinh vật nào?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

Câu 2: Trình bày những nét đặc trưng của sinh vật nước ta.

Câu 3: Trình bày nguyên nhân và biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.

Câu 4: Nêu các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Các vườn quốc gia có giá trị khoa học và kinh tế - xã hội như thế nào?

Câu 2: Kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào và cho ví dụ cụ thể.

Câu 3: Ta nói sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên là tạo sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.