3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Nguyên nhân nào gây ra hướng gió trên Trái Đất?
Câu 2: Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đồng đều. Giải thích tại sao?
Câu 3: Gió biển, gió đất và gió fơn, gió núi – thung lũng hình thành do đâu?
Câu 4: Phân tích sự hình thành các chế độ gió thường xuyên và gió mùa trên Trái Đất?
Câu 5: Phân tích hoạt động của gió biển, gió đất và gió Phơn.
Bài Làm:
Câu 1:
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Trong khi chuyển động, hướng gió chịu sự tác động của lực Coriolis làm lệch hướng gió. Ở bán cầu Bắc, hướng gió lệch về bên tay phải, ở bán cầu Nam hướng gió lệch về bên tay trái so với hướng chuyển động ban đầu.
- Gió từ cực thổi về các vĩ độ 60° Bắc và Nam lệch thành gió Đông cực.
- Gió từ áp cao chí tuyến thổi về Xích đạo tạo thành gió Tín phong (Mậu dịch). Ở bán cầu Bắc, lệch thành hướng đông bắc, ở bán cầu Nam lệch thành hướng đông nam.
- Gió từ áp cao chí tuyến thổi lên các vĩ độ 60° Bắc và Nam lệch thành gió Tây ôn đới.
- Gió hình thành từ các khu áp cao, áp thấp nhiệt đới thay đổi theo mùa là gió mùa. Nơi có gió mùa điển hình trên thế giới là ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,...
Câu 2:
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ, vị trí gần hay xa đại dương, độ cao địa hình,…
- Có nhiều nhân tố tác động đến lượng mưa (khí áp, frông, dòng biển, địa hình...). - Mỗi nhân tố có sự tác động khác nhau ở các nơi trên Trái Đất.
+ Khi áp: Vùng áp thấp mưa nhiều, vùng áp cao rất ít hoặc không có mưa.
+ Frông: Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều.
+ Gió: Ở sâu trong lục địa không có gió đại dương thổi vào thì mưa rất ít; miền có gió Mậu dịch mưa ít, miền có gió mùa cỏ lượng mưa lớn.
+ Dòng biển: Cùng nằm ven bờ địa dương, nơi có dòng biển nóng đi qua, mưa nhiều; nơi có dòng biển lạnh đi qua, mưa ít.
+ Địa hình: Cùng một sườn núi, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, mưa cũng nhiều; tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.
- Mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau tác động đến lượng mưa không giống nhau. Ví dụ: frông lạnh bị dãy núi cao chặn lại thì mưa rất lớn ở sườn đón gió; lãnh thổ ở khu vực gió mùa nhưng nếu có cao áp dịch chuyển đến thì lượng mưa cũng it...
Câu 3:
- Gió biển, gió đất và gió fơn, gió núi - thung lũng là gió địa phương. Đây là loại gió thổi trong phạm vi hẹp của các địa phương, có thể thổi ở trong một mùa hoặc trong ngày đêm. Các gió địa phương khác nhau có nguyên nhân hình thành không giống nhau.
- Gió đất, biển: Hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày đêm. Ban đêm, mặt đất lạnh hơn, tạo nên áp cao, nên gió từ đất liền thổi ra biển; ban ngày, mặt biển nhiệt độ thấp hơn đất liền, sự chênh lệch áp giữa áp cao ở biển và áp thấp trong đất liền đã tạo nên gió từ biển thổi vào đất liền.
- Gió fơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại và đẩy lên cao, nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của không khí ẩm, trung bình cứ lên cao 1000m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ nên hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Gió vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô xuống núi, trung bình cứ 1000 m tăng 1°C, nên gió trở thành khô và rất nóng.
- Gió núi - thung lũng: Ban ngày, không khí ở sườn núi được đốt nóng hơn so với không khí xung quanh nên gió thổi lên theo sườn núi và ở trên gió thổi về phía thung lũng. Ban đêm, không khí ở sườn núi lạnh hơn xung quanh nên gió thổi dọc theo sườn xuống dưới, ở dưới không khí bốc lên trên thung lũng.
Câu 4:
Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Gió được hình thành do sự chênh lệch khí áp giữa các vùng áp cao và
vùng áp thấp.
Các chế độ gió thường xuyên thổi trên bề mặt Trái Đất là gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch (Tín phong).
– Khi chuyển động hướng gió chịu tác động của lực Coriolis làm lệch hướng - gió thổi: bán cầu Bắc lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái theo hướng chuyển động.
+ Gió thổi từ cực về 60″ Bắc và Nam bị lệch thành hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam (gió Đông cực).
+ Gió thổi từ áp cao chí tuyến lên áp thấp ôn đới ở bán cầu Bắc thổi theo hướng tây nam, bán cầu Nam thổi theo hướng tây bắc (gió Tây ôn đới).
+ Gió thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo ở bán cầu Bắc thổi ắc, ở bán cầu Nam gió thổi hướng đông nam (gió Mậu dịch theo hướng đông bắc, ở bán cầu Nam hay Tín phong). ở
- Gió mùa: không có tính vành đai hình thành chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Gió mùa điển hình nhất trên Trái Đất ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Gió hình thành từ các khu áp cao về áp thấp nhiệt đới theo mùa cũng bị lệch hướng do lực Coriolis.
Câu 5:
– Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.
– Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.
- Gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1C nên gió trở nên khô và rất nóng.