3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Tại sao hiện tượng chuyển động biểu kiến quanh Mặt Trời lại diễn ra?
Câu 2: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời thì trên bề mặt Trái Đất sẽ có những hiện tượng gì xảy ra?
Câu 3: Phân tích ý nghĩa và ảnh hưởng của khoảng cách và vị trí giữa Mặt Trời và Trái Đất?
Câu 4: Trái Đất có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau vào ngày nào và ở địa điểm nào?
Câu 5: Chứng minh rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống?
Câu 6: Tại sao mùa hạ ở vùng ôn đới bán cầu Nam lại dài hơn ở bán cầu Bắc?
Bài Làm:
Câu 1:
Hiện tượng chuyển động biểu kiến quanh Mặt Trời
Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, nên khi đứng trên Trái Đất nhìn Mặt Trời có ảo giác là Mặt Trời chuyển động. Điều này được thấy rõ qua hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa) lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27′ N (ngày 22-12) cho tới vĩ tuyến 23°27’ B (ngày 22-6), rồi lại trở xuống 23°27′ N.
Chuyển động không có thật của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
Câu 2:
- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Một năm chỉ có một ngày và một đêm.
- Ngày dài sáu tháng, đêm dài sáu tháng.
- Ban ngày, mặt đất sẽ tích tụ một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Ban đêm trở nên rất lạnh.
- Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó, hình thành những luồng gió cực mạnh.
- Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.
Câu 3:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay đã làm cho Trái Đất nhận được từ Mặt Trời một lượng bức xạ phù hợp, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại và phát triển.
- Nếu Trái Đất ở điểm cận nhật (ngày 3–1) thì lực hút của Mặt Trời đến Trái Đất là lớn nhất, lúc đó tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là 30,3 km/s.
– Nếu Trái Đất ở điểm viễn nhật (ngày 5–7) thì lực hút của Mặt Trời tới Trái Đất là nhỏ nhất, lúc đó tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là 29,3 km/s.
Nếu Mặt Trời nằm ở vị trí thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trăng thì dao động thủy triều lớn nhất (triều cường).
Nếu Mặt Trời nằm ở vị trí vuông góc với Trái Đất và Mặt Trăng thì dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém).
Câu 4:
- Vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9), Mặt trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo, vòng sáng tối trùng với mặt phẳng đi qua trục Trái Đất, tất cả mọi địa điểm trên Trái Đất có thời gian được chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối bằng nhau, nên độ dài ngày đêm bằng nhau.
- Ở Xích đạo, vòng sáng tối luôn giao nhau với trục Trái Đất ở tâm, chia đường Xích đạo thành hai phần bằng nhau, một phần được chiếu sáng và một phần khuất trong bóng tối, nên quanh năm đều có ngày và đêm dài bằng nhau.
Câu 5:
- Vị trí: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển. BOOK SOS
- Khối lượng và kích thước: vừa đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn để giữ tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, làm cho Trái Đất có sự sống tồn tại.
+ Cung cấp cho sinh vật: nitơ, ôxy, hơi nước,...
+ Điều hòa nhiệt độ: ngày – đêm, giữa các mùa.
+ Bảo vệ sinh vật trên mặt đất: hấp thụ tia tử ngoại, tránh sự phá hoại của các thiên thạch,...
- Chuyển động tự quay quanh trục: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ, vừa đủ để tạo nhịp điệu ngày – đêm, do đó mà nhiệt độ giữa ngày – đêm được điều hòa, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại.
- Chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời: -
+ Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình
elip gần tròn.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 6633 và không đổi phương, đã tạo điều kiện cho góc nhập xạ của ánh sáng Mặt Trời vào các ngày chí lên tới 1 góc 90° ở đường chí tuyến Bắc hoặc Nam, làm cho các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ điều hòa, tạo cho sự sống tồn tại và phát triển.
Câu 6:
- Mùa hạ ở bán cầu Bắc (186 ngày) dài hơn mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn mùa hạ ở vùng ôn đới của bán cầu Nam.
- Mùa hạ của bán cầu Bắc từ ngày 21/3 đến 23/9, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hút của Mặt Trời nhỏ, tốc độ quay chậm hơn, thời gian dài hơn (186 ngày ),
- Mùa hạ của bán cầu Nam từ ngày 23/9 đến 21/3, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời lớn, tốc độ quay nhanh hơn, thời gian ngắn hơn (179 ngày ).