Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 CD bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Phân tích biểu hiện của quy luật địa đới qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất? 

Câu 2: Nguyên nhân nào đã chi phối sự không đối xứng của các vành đai? 

Câu 3: Tại sao có sự phân hóa đa dạng giữa các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất? 

Câu 4: Giải thích mối quan hệ của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới? 

Câu 5: Tại sao không thể nói các vành đai đất theo độ cao ở miền núi là bản sao của các đới đất theo chiều vĩ tuyến? 

Câu 6: Quy luật địa đới là quy luật quan trọng trong lớp vỏ địa lí. Giải thích tại sao? 

Câu 7: Quy luật địa đới là quy luật phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí. Giải thích tại sao? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Chế độ nước của sông ngòi cũng phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở các vành đai như sau:

- Ở vành đai Xích đạo, dòng chảy của sông suối nhiều nước quanh năm, phản ánh đúng chế độ mưa quanh năm ở Xích đạo.

Ở vành đai nhiệt đới có một mùa khô và một mùa mưa, nên sông ngòi ở đây tuy chảy quanh năm nhưng có một mùa ít nước (cạn) và một mùa nước lũ vào mùa hạ.

- Ở vành đai ôn đới nóng (cận nhiệt đới) tính chất địa đới phản ánh đầy đủ ở rìa phía tây các lục địa, ví dụ như rìa phía tây lục địa Á – Âu, người ta thấy được bốn kiểu chế độ sông theo nguồn cung cấp nước.

Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa Bắc lục địa Á – Âu và Bắc Mĩ, vào mùa đông sông cạn kiệt nước ở các vùng băng giá, mùa hạ có lũ là do băng tuyết tan.

- Ở các vành đai thuộc các vĩ độ cao cận cực, nước hầu như ở thể rắn quanh - năm (Bắc cực và Nam cực).

Câu 2: 

Sự không đối xứng của các vành đai do những nguyên nhân chủ yếu sau chi phối:

– Thứ nhất, hướng phơi của sườn núi: hiện tượng này xảy ra phổ biến ở miền ngoại chí tuyến với 2 sườn núi phía nam và phía bắc rất khác nhau. Nguyên nhân là do sườn núi hướng về Xích đạo thường xuyên nhận được ánh sáng mặt trời, còn sườn núi hướng về hai cực thường xuyên trong bóng râm.

Thứ hai là sự khác nhau về hướng đón gió: sườn đón gió sẽ nhận được nhiều hơi ẩm, sườn khuất gió sẽ khô khan. Ví dụ: ngọn Kilimanjarô nằm ở khu vực Xích đạo nhưng các vành đai giữa sườn Đông Bắc và sườn Tây Nam đều có sự khác biệt về độ cao, cũng như phạm vi rộng hẹp của vành đai ở hai sườn núi.

Câu 3:

- Các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất có sự phân hoá đa dạng: Phân hoá theo chiều tuyến từ Xích đạo về cực, chiều kinh tuyến theo lục địa và đại dương, chiều cao theo các đại cao.

- Nguyên nhân: Do chịu tác động đồng thời của năng lượng bức xạ mặt trời và các lực bên trong lòng Trái Đất.

+ Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Từ Xích đạo về hai cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất thay đổi, lượng bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo. Sự phân bố của lượng bức xạ mặt trời từ Xích đạo về cực đã kéo theo sự phân bố của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.

+ Các lực bên trong lòng Trái Đất tạo nên lục địa và đại dương, các địa hình núi cao làm cho các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất phân bố theo lục địa, đại dương và đại cao.

Câu 4: 

Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới:

- Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng rẽ mà diễn ra một cách đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Nguyên nhân do năng lượng bức xạ mặt trời và các lực trong lòng Trái Đất hoạt động đồng thời cùng nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể, chi phối chiều hướng phát triển của tự nhiên.

- Tính địa đới làm cơ sở cho tính phi địa đới: Mỗi đới có các địa ô và đai cao chịu sự quy định của đặc điểm chung đới đó. Ví dụ: Các kiểu khí hậu của nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của nhiệt đới, các kiểu khí hậu cận nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của cận nhiệt đới,... Đai khí hậu dưới thấp ở vùng núi cao nhiệt đới là đai nhiệt đới, ở vùng ôn đới là đai ôn đới,... Số lượng và độ cao các đai khí hậu ở các đới khí hậu khác nhau cũng không giống nhau.

- Tính phi địa đới tác động làm cho tỉnh địa đới bị phân hoá không còn đồng nhất: Trong mỗi đới đều có sự phân hoá theo địa ô và đại cao. Ví dụ: Đới khí hậu nhiệt đới có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa; đới khí hậu cận nhiệt đới có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa,...

Câu 5: 

Các vành đai đất theo độ cao ở miền núi không phải là bản sao của các đới đất theo chiều vĩ tuyến là do:

- Sự khác nhau về bản chất: các đới đất do quy luật địa đới tạo nên, còn vành đai đất do quy luật đại cao hình thành.

- Sự sắp xếp không gian không hoàn toàn giống nhau.

+ Các đới đất do sự thay đổi theo vĩ độ.

+ Các vành đai đất do sự thay đổi theo độ cao địa hình.

Tính chất tác động của những nhân tố tới sự thành tạo của đất rất khác nhau, do đó đã tạo nên các đặc điểm của vành đai đất không giống với đặc điểm của đới đất (có cùng tên đất).

Câu 6: 

Quy luật địa đới là quy luật quan trọng nhất của vỏ địa lí, vì:

- Phổ biến nhất trong vỏ địa lí.

- Là cơ sở để tạo ra các đới khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan kéo dài từ tây sang đông, tuần tự từ bắc xuống nam, đối xứng nhau qua hai nửa cầu Bắc Nam.

- Là cơ sở, tạo bối cảnh xác định cho sự xuất hiện của quy luật phi địa đới.

- Là cơ sở để giải thích sự thay đổi của tự nhiên từ Xích đạo về hai cực (những sự vật và hiện tượng, quá trình phụ thuộc vào năng lượng mặt trời).

Câu 7: 

Quy luật địa đới là quy luật phổ biến nhất:

- Quy luật địa đới biểu hiện trong nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất (sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các thảm thực vật,...).

- Nguyên nhân của quy luật địa đới là năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Cánh diều bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Quy luật địa đới là gì? 

Câu 2: Nêu nguyên nhân hình thành quy luật địa đới? 

Câu 3: Nêu một số biểu hiện của quy luật địa đới? 

Câu 4: Quy luật phi địa đới là gì? 

Câu 5: Nêu nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới? 

Câu 6: Nêu một số biểu hiện của quy luật phi địa đới? 

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trình bày các đai khí áp trên Trái Đất? 

Câu 2: Trình bày các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất? 

Câu 3: Trình bày các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật trên Trái Đất? 

Câu 4: Trình bày sự giống và khác nhau giữa quy luật địa ô và quy luật đai cao? 

Câu 5: Trình bày biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất? 

Câu 6: Phân tích tác động của tính địa đới đến địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật? 

Câu 7: Phân tích biểu hiện tính địa đới của mạng lưới sông ngòi, đất và sinh vật? 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Tính phi địa đới của các thành phần tự nhiên được tạo nên từ địa hình trên Trái Đất như thế nào? 

Câu 2: Quy luật địa đới có tác động như thế nào tới thiên nhiên Việt Nam? 

Câu 3: Quy luật phi địa đới có tác động như thế nào tới thiên nhiên Việt Nam? 

Câu 4: Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất vừa có tính địa đới vừa có tính phi địa đới? Giải thích tại sao? 

Câu 5: Trên Trái Đất có các đới khí hậu và trong một số đới có các kiểu khí hậu. Giải thích tại sao? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập