Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 11: Kể tên những tác phẩm văn học viết về con sông quê hương mà em biết. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh những dòng sông quê hương trong văn học.

Bài Làm:

Câu 11

Những tác phẩm văn học viết về con sông quê hương mà em biết:

+ Người lái đò sông Đà

+ Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà

+ Phú sông Bạch Đằng

+ Sông Hương

+ Nhớ Hồ Tây

+ Sông nước Cà Mau

+ Trên hồ Ba Bể

+ Hồ Ba Bể

+ Nhớ con sông quê hương (Sông Thu Bồn)

+ Qua Sông Thu Bồn

+ Tràng Giang

Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu - những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của mình về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, của con người trong thời đại đổi mới. Họ luôn tìm thấy trên quê hương có những vùng núi non tuyệt đẹp, những di sản thiên nhiên đáng để con người trân trọng, luyến lưu. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Sông nước hiện diện ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt Nam và ai cũng mang trong mình hình ảnh một con sông quê hương, một dòng sông tuổi thơ, dù có “quá nửa đời phiêu dạt” vẫn khát khao trở về, trở về để “úp mặt vào dòng sông quê” (Nguyễn Trọng Tạo), vào lòng mẹ bao dung vô bờ… Dòng sông với dòng nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Câu 2: Chủ đề của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 3: Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 4: Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố được tác giả miêu tả như thế nào trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 2: Nhà văn đã hình dung vể sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đổng Châu Hoá đầy hoa dại” ? Từ đó, hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông khi nó bắt đầu vể xuôi?

Câu 3: Về phương diện nghệ thuật, những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bài bút kí đặc sắc này?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Phân tích về sự so sánh giữa sông Hương – Huế với mối tình ghi khắc của Thúy Kiều – Kim Trọng?

Câu 2: Nêu cảm nhận tình yêu quê hương xứ Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong trang kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về thể loại bút ký.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.