Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 2: Nhà văn đã hình dung vể sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đổng Châu Hoá đầy hoa dại” ? Từ đó, hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông khi nó bắt đầu vể xuôi?

Câu 3: Về phương diện nghệ thuật, những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bài bút kí đặc sắc này?

Bài Làm:

Câu 1:

Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:

- Tình yêu dạt dào, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính con người sống động

- Sự liên tưởng diệu kì, những hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm bản thân

- Ngôn từ trong sáng, phong phú, gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ

- Sử dụng thuần thục các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

- Sự kết hợp hài hòa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

 

Câu 2: 

- Sông Hương khi còn ở “giữa cánh đổng Châu Hoá đầy hoa dại đã hiện lên thật vẻ đẹp mềm mại quyến rũ của người con gái:

“Có khi sắc nước trở nên xanh thẳm”, “mềm như tấm lụa”, một vẻ đẹp mềm mại, yên bình đến thế.

Rồi dòng sông khi đi qua những ngọn đồi, mặt nước phản quang thành những mảng màu rực rỡ, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, thật kỳ thú và dòng Hương Giang như một bức tranh nhiệm màu, đặc sắc vô cùng.

- Khi sông Hương đi qua những lăng tẩm thì lại trở nên trầm mặc, cổ thi, tạo cảm giác như dòng sông Hương đang chiêm nghiệm, thành kính, suy nghĩ về lịch sử của những ông hoàng bà chúa xưa kia đã từng huy hoàng như thế nào, và rồi ông Hương bỗng bừng sáng, trẻ trung hơn hẳn khi nghe thấy âm thanh của thành phố.

- Nghệ thuật:

+ Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tg đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương

+ Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng.

- Điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông đó là Toàn bộ thủy trình của dòng sông như một cuộc kiếm tìm có ý thức. Khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước. 

 

Câu 3: 

Thể loại bút kí

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sử am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tườn

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú và những trải nghiệm của bản thân

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: - So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ...

- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Câu 2: Chủ đề của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 3: Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 4: Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố được tác giả miêu tả như thế nào trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Phân tích về sự so sánh giữa sông Hương – Huế với mối tình ghi khắc của Thúy Kiều – Kim Trọng?

Câu 2: Nêu cảm nhận tình yêu quê hương xứ Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong trang kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về thể loại bút ký.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 11: Kể tên những tác phẩm văn học viết về con sông quê hương mà em biết. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh những dòng sông quê hương trong văn học.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.