Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 chân trời bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5 dòng) về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một vị thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 2: Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau:

- Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Ở đâu?

- Mục đích?

- Ai tham gia?

- Ai có liên quan?

- Họ đã hành động như thế nào?

- Kết quả?

Câu 3: Em hãy lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân ở Đàng Ngoài.

 

Bài Làm:

Câu 1: 

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.

Câu 2: 

Năm 1739, trước tình cảnh triều đình phong kiến tha hóa, bỏ bê biên ải, giặc dã hoành hành, dân chúng lầm than, Hoàng Công Chất đã chiêu binh mã, tập trung lực lượng khởi nghĩa tại Đông Yên.

Sau khi làm chủ vùng Sơn Nam hạ (Thái Bình, Nam Định ngày nay), nghĩa quân đánh thẳng vào Thanh Hóa và tiến lên Tây Bắc.

Năm 1754, Mường Thanh được giải phóng, các tù trưởng tự nguyện đem quân hợp nhất, tăng sức mạnh lực lượng, Hoàng Công Chất cho xây dựng đại bản doanh ở tại thành Tam Vạn (Sam Mứn).

Do thành Tam Vạn không đáp ứng yêu cầu về mặt quân sự, nên Hoàng Công Chất đã cho xây dựng thành Chiềng Lề (thành Bản Phủ) vào năm 1758. Thành Bản Phủ rộng 80 mẫu, tường đất cao 5 thước, mặt thành rộng 4-5 thước, voi ngựa có thể đi lại. Thành có 4 cửa, cổng thành bề thế, có vọng gác, người đi trên tường thành có thể quan sát toàn bộ vùng lòng chảo, xung quanh thành trồng tre gai dày đặc, có hào sâu 10 thước. Thành Bản Phủ nằm ở gần ngã 3 sông Nậm Rốm và Pá Nậm, rất lợi thế về mặt phòng thủ, Hoàng Công Chất cho đào hơn trăm ao lấy nước sinh hoạt và luyện thủy quân trong thành, sau đó chia đất cho người dân địa phương, vùng Mường Thanh trở thành vùng đất trù phú nhất khu vực Tây Bắc.

Tháng 10/1767, nghĩa quân tấn công 7 trận lớn vào các vùng thuộc Sơn La, Thanh Hóa, Hòa Bình ngày nay. Chúa Trịnh Sâm đã tập trung binh lực đàn áp cuộc khởi nghĩa, thành Tam Vạn và căn cứ Mãnh Thiên bị tấn công liên tục.

Năm 1768, Hoàng Công Chất qua đời vì lâm bệnh nặng tại Mãnh Thiên, đến năm 1769, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất bị dập tắt hoàn toàn.

Câu 3: 

Sơ đồ của một số cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ở Đàng Ngoài:

Sơ đồ của một số cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ở Đàng Ngoài:

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.

Câu 2: Hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 3: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

Câu 4: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo mẫu:

Khởi nghĩa

Thời gian diễn ra

Địa bàn hoạt động

Kết quả

 

 

 

 

Câu 5: Em hãy cho biết tình hình chính trị của đàng ngoài giai đoạn thế kỉ XVIII.

Xem lời giải

THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 2: Tại sao các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII lại thất bại?

Câu 3: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì? 

Câu 4: Nêu nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau:

- Thời gian, số lượng:

- Pham vi hoạt động:

- Lực lượng tham gia:

- Mối quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa.

Xem lời giải

VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hiểu gì về ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.

“Cuộc chiến đấu quyết liệt của nông dân được làm vua, thua làm giặc, cả đời khốn khổ chua cay, ước sao chỉ được một ngày làm vua đó, tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, là những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó”.

(Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam,

Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.204)

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về một di tích được xây dựng trong thời kì khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.