4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)
Câu 1: Luyện kim đen và luyện kim màu khác nhau ở điểm nào?
Câu 2: Công nghiệp điện lực phát triển rất nhanh, sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa; sản lượng điện của các nước đang phát triển chỉ chiếm một phần nhỏ. Giải thích tại sao?
Câu 3: Ngành công nghiệp chế tạo máy được xem là quả tim của công nghiệp nặng. Giải thích tại sao?
Câu 4: Ngành công nghiệp điện tử - tin học thường tập tung ở những thành phố lớn. Giải thích tại sao?
Câu 5: Tại sao công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới?
Câu 6: Vì sao công nghiệp điện tử - tin học được coi là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia?
Bài Làm:
Câu 1:
|
Luyện kim đen |
Luyện kim màu |
Sản phẩm |
- Sản xuất ra gang, thép |
- Sản xuất ra các kim loại không có sắt: đồng, nhôm,.. |
Nguyên liệu chủ yếu |
- Nguyên liệu chủ yếu là quặng sắt. |
- Nguyên liệu là quặng đa kim. |
Cơ sở của ngành |
- Cơ sở của ngành chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo máy công cụ, chế tạo đầu máy xe lửa, toa xe, tàu thủy, máy nông nghiệp,.. |
- Cơ sở của ngành chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghệ hóa học. |
Quy trình |
- Quy trình công nghệ gồm một giai đoạn là luyện kim đen, |
- Quy trình công nghệ gồm hai giai đoạn: làm giàu quặng và luyện kim màu. |
Câu 2:
- Các nguyên nhân làm cho công nghiệp điện lực trên thế giới phát triển rất nhanh:
+ Tiến bộ của khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng.
+ Kinh tế tăng trưởng nhanh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần nhiều điện.
+ Nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng điện của dân cư.
- Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá:
+ Các nước này có nhiều khả năng để phát triển ngành điện; do đây là ngành đòi hỏi vốn lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
+ Công nghiệp rất phát triển, nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn.
+ Nhu câu điện của dân cư cao do chất lượng cuộc sống cao, đời sống văn hoá — văn minh phát triển. Sản lượng điện của các nước đang phát triển chi chiếm một phần nhỏ bé:
+Các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
+ Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp còn có vị trí nhỏ. Nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hoá nhưng sản xuất công nghiệp vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu về điện chưa cao.
+ Đời sống của phần đông dân cư còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp.
Câu 3:
Ngành công nghiệp chế tạo máy được xem là quả tim của công nghiệp nặng vì: Máy móc là phương tiện để nâng cao năng suất lao động, nó trang bị công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. Máy móc ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp và được coi là chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển các ngành công nghiệp của một quốc gia.
Câu 4:
- Công nghiệp điện tử - tin học thường tập trung ở các thành phố lớn, do:
+ Đặc điểm sản xuất: Không gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; nhưng lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều.
- Đặc điểm sản phẩm (máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông): Được tiêu thụ nhiều ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng chất lương cao,..
Câu 5:
- Ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng khắp thế giới vì sản phẩm của hai ngành này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, sinh hoạt của con người nên có thị trường rộng khắp.
- Đặc điểm hai ngành trên phân bố nhiều ở các nước đang phát triển vì các nước này có:
+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (lấy từ nông nghiệp).
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn (vì dân số đông).
+ Hai ngành này đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng thu hồi vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này phù hợp với các nước đang phát triển.
Câu 6:
Công nghiệp điện tử – tin học được coi là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, vì:
– Các nước muốn đưa xã hội thông tin phát triển lên một trình độ cao mới. – Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
– Công nghiệp điện tử – tin học ít gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, nhưng lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và điều này phù hợp với hoàn cảnh của nhiều nước.
– Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học đáp ứng được nhu cầu đa dạng - của sản xuất và đời sống.