4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Tại sao nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển được xem là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa?
Câu 2: “Để làm một người nông dân giỏi cần phải hiểu rõ từng đặc điểm của nông nghiệp”. Chứng minh câu nói trên?
Câu 3: Tại sao nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
Câu 4: Tại sao không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp?
Câu 5: “Nông nghiệp phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế”. Giải thích tại sao?
Bài Làm:
Câu 1:
Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ:
- Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn thu ngoại tệ cung cấp nguồn vốn cho công nghiệp hóa hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị.
- Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: Ở hầu hết các nước đang phát triển, các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ ở thị trưởng trong nước chủ yếu và trước hết là thị trường nông nghiệp, nông thôn.
- Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.
Câu 2:
Hiểu đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu: biết tầm quan trọng của đất trồng để duy trì, nâng cao độ phì của đất; sử dụng đất hợp lí và tiết kiệm hơn.
Ví dụ: sau một thời gian khai thác, đất sẽ kém màu mỡ nên phải thường xuyên bón phân, cải tạo đất; hạn chế nạn du canh, du cư và làm thoái hóa đất ở các vùng đồi núi.
- Hiểu đối tượng của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, biết cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống. Khi tác động (trồng trọt, chăn nuôi, canh tác,...) phải tôn trong quy luật sinh học và quy luật tự nhiên.
Ví dụ: Hiểu đặc điểm cây cao su (phát triển tốt trên đất đỏ bazan, tơi xốp, ẩm, không chịu được gió bão) → có thể đến các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... để đầu tư trồng cao su sẽ mang lại hiệu quả cao vì ở các nơi này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi.
- Biết sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ để:
+ Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí: từng thời vụ chọn mỗi loại cây trồng khác nhau, vụ đông trồng cây ưa lạnh, vụ hè trồng cây ưa nhiệt, mùa khô tận dụng để phơi sấy, trồng lúa tránh lũ khi thu hoạch,
+ Sắp xếp tăng canh, xen canh, luân vụ, gối vụ: có thể trồng xen sắn khi cao su còn nhỏ.
+ Phát triển các ngành nghề dịch vụ: tùy từng vụ mùa sẽ mở các dịch vụ như thu mua nông sản, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu (ví dụ: tháng cận Tết ngừng thu mũ cao su, chuyển sang thu mua điều...).
– Hiểu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để: chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đảm bảo đầy đủ 5 yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí và chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Trồng cây phải tưới tiêu, bón phân, canh nhiệt, thắp sáng hợp lí khi cần thiết.
Hiểu nông nghiệp dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa sản xuất nhằm đạt lợi nhuận cao. bản chất là
+ Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường để tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm tăng lợi nhuận.
+ Đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị trên thị trường. Ví dụ: hình thành các vùng chuyên canh, chế biến cao su ở Bình Dương, Bình Phước; cà phê ở Tây Nguyên.
Câu 3:
Nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Nước ta là nước đông dân nên nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn.
- Chất lượng, cơ cấu bữa ăn chưa đảm bảo và cân bằng nhu cầu tái sản xuất.
- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế.
Câu 4:
Hiện nay cũng như sau này không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp, vì:
- Nông nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển của xã hội loài người.
- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, giải quyết việc làm.
- Việc đảm bảo an ninh lương thực góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia.
- Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.
Câu 5:
Nền kinh tế của bất kì quốc gia nào cũng cần phát triển các ngành kinh tế cơ bản, những ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như công nghiệp, nông nghiệp lại càng phải tái sản xuất mở rộng cho riêng ngành mình và cho các ngành kinh tế quốc dân khác. Khi nền nông nghiệp phát triển mạnh thì chính nó là cơ sở mở rộng tái sản xuất cho các ngành kinh tế quốc dân khác, nó có khả năng thúc đẩy mọi ngành sản xuất vì nó tập trung vào mấy vấn đề:
- Cung cấp nguồn lao động dư thừa lấy ra từ nông nghiệp cho các ngành khác, tạo ra sự phân công lao động mới cho các ngành một cách hợp lí hơn.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ tạo đòn bẩy kinh tế cho các ngành kinh tế khác.
Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng cho phép cải thiện khẩu phần ăn uống của xã hội, đặc biệt tăng về chất lượng bữa ăn.
- Tổ chức sản xuất lớn, kĩ thuật và biện pháp thâm canh trên các vùng chuyên canh lớn đảm bảo lương thực, thực phẩm nâng cao đời sống xã hội và có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.