Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời bài 2: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao sao băng lại phát sáng?

Câu 2: Việc quan sát sao băng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 3: Trình bày những thông tin, đặc điểm về một số trận mưa sao băng hằng năm có mật độ sao tương đối cao.

Câu 4: Vì sao mưa sao băng lại có chu kì?

Câu 5: Văn bản sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ nào? Tác dụng của chúng là gì?

 

 

Bài Làm:

Câu 1: 

Sao băng phát sáng vì lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Câu 2:

Việc quan sát sao băng phụ thuộc vào những yếu tố: trời mây, ánh sáng của Mặt Trăng, độ ô nhiễm không khí.

Câu 3: 

- Mưa sao băng Qua-đờ-ran-tít: thường xuất hiện từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 3 đến ngày 4 tháng 1.

- Mưa sao băng En-ta A-qua-rít: thường xuất hiện từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 28 tháng 5 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 5 đến ngày 6 tháng 5.

- Mưa sao băng Pơ-sây: thường xuất hiện từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 24 tháng 8 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 12 đến ngày 13 tháng 8.

- Mưa sao băng Ơ-ri-ơ-nít: thường xuất hiện từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 21 đến ngày 22 tháng 10.

- Mưa sao băng Lê-ô-nít: thường xuất hiện từ ngày 10 đến ngày 23 tháng 11 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 16 đến ngày 17 tháng 11.

- Mưa sao băng Gie-mi-nít: thường xuất hiện từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 12 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 12 đến ngày 13 tháng 12.

Câu 4: 

Mưa sao băng có chu kì vì:

Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng là các sao chổi. Sao chổi là những thiên thể quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo riêng. Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời, đuôi sao chổi bị sức nóng của Mặt Trời đốt cháy, tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của dải bụi này thì ít nhất mỗi năm vào đúng một thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ đi xuyên qua dải bụi đó và hiện tượng mưa sao băng sẽ xảy ra trong thời gian đó. Vì vậy, hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm.

Câu 5: 

- Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các hình ảnh về sao băng.

- Tác dụng:

+ Giúp người đọc có cái nhìn trực quan, sinh động, cụ thể về sao băng.

+ Giúp cho việc truyền tải thông tin tới người đọc được dễ dàng hơn.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 2: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?

I. NHẬN BIẾT (05 câu)

Câu 1: Theo văn bản, sao băng là gì?

Câu 2: Hiện tượng mưa sao băng là gì? Những cơn mưa sao băng như thế nào thì được gọi là bão sao băng?

Câu 3: Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng là gì?

Câu 4: Khu vực mà mưa sao băng hướng tới gọi là gì?

Câu 5: Thiên thạch có nguồn gốc từ đâu?

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG (03 câu)

Câu 1: Sao băng còn có tên gọi khác là gì?

Câu 2: Ngắm sao băng như thế nào?

Câu 3: Nhiều người thường có những quan niệm như thế nào về sao băng?

 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: Tìm hiểu ý nghĩa của sao băng trong nền văn hóa phương Đông.

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) kể về một lần em nhìn thấy mưa sao băng.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.