Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 6: Thực hành Tiếng Việt (trang 20)

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Xác định kiểu đối trong các câu dưới đây

  1. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

  1. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
  2. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong những câu dưới đây.

  1. Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

  1. Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

  1. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong những câu dưới đây.

“Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

Câu 4: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây

  1. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

  1. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Câu 5: Phép đối trong tục ngữ thường có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay thế những từ trong đó.

 

Bài Làm:

Câu 1: 

  1. Đối trong một cặp câu “say” >< “tỉnh”, “khuyết” >< “tròn”
  2. Đối giữa hai vế câu
  3. Đối trong một cặp câu “ta dại” >< “người khôn”, “tìm nới vắng vẻ” >< “đến chốn lao xao”.

 

Câu 2: 

  1. Phép đối “lở” >< “bồi”, “đục” >< “trong” diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.
  2. Phép đối có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.
  3. Phép đối có ở từng cặp câu văn tế ; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.

 

Câu 3: 

Ta thấy trong đoạn thơ trên có các từ đối gồm: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa >< ngọc, cười >< thốt, mây >< tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da.

=> Tác dụng nhấn mạnh, gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tạo sự hìa hòa vê fmawtj âm thanh.

 

Câu 4:

  1. Điệp cấu trúc là “một bếp lửa” và được sử dụng để nói về nỗi nhớ của cháu về người bà và kỉ niệm bên bếp lửa ấm áp của tuổi thơ.
  2. Trong đoạn văn này, “một dân tộc” được điệp lại hai lần để khẳng định tinh thần quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc và “phải được độc lập” để thể hiện ý chỉ kiến cường không chịu khuất phục để giành độc lập, loại bỏ kẻ xâm lược ra khỏi lãnh thổ nước ta.

 

Câu 5: 

Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 6: Thực hành Tiếng Việt (trang 20)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

Câu 2: Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối.

Câu 3: Xác định biện pháp lặp cấu trúc trong những câu dưới đây.

  1. “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
  2. “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một”

“Trời xanh đây là của chúng ta

  Núi rừng đây là của chúng ta”

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong những câu dưới đây

  1. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

  1. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
  2. Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt

  1. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa…Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Câu 5: Tìm các câu cao dao, thành ngữ hoặc tục ngữ có sử dụng phép đối

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Theo em, phép điệp cấu trúc mang lại hiểu quả diễn đạt như thế nào? 

Câu 2: Phân tích mục đích của tác giả khi sử dụng phép điệp cấu trúc trong đoạn văn dưới đây.

Nếu bạn không thể là một cây thông trên đỉnh đồi,

Hãy là một bụi rậm trong thung lũng, nhưng

Hãy là bụi rậm nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi nhất quả đồi,

Hãy là một bụi cây nhỏ nếu bạn không thể là một cây lớn.

Nếu bạn không thể là một bụi cây, hãy là một bụi cỏ,

Làm cho con đường hạnh phúc hơn.

Nếu bạn không thể là một con cá muskie, hãy chỉ là một con cá vược,

Nhưng hãy là con cá vược nổi bật nhất trong hồ.

Tất cả chúng ta không thể là thuyền trưởng, nhưng có thể làm thủy thủ,

Có một thứ dành cho tất cả,

Có việc lớn và cũng có việc nhỏ,

Và việc nên làm chính là việc gần ta.

Nếu bạn không thể là quốc lộ, hãy là một con đường mòn nhỏ.

Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một vì sao.

Điều quan trọng không nằm ở chỗ quy mô bạn thành hay bại,

Dù bạn là gì, hãy là cái tốt nhất.

(Douglas Mallock - “Dù bạn là gì đi nữa, hãy là cái tốt nhất”, sách Dám thất bại của Billi P.S. Lim, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2005, tr. 136 – 137)

Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn văn sau.

“Vĩ đại, ngay từ khi ra đời, Đảng đã khơi đúng mạch nguồn của dân tộc Việt Nam! Vĩ đại, bởi lợi ích của Đảng không ngoài lợi ích của nhân dân và đất nước! Vĩ đại, bởi người Cộng sản chấp nhận hy sinh trước, hưởng thụ sau! Vĩ đại, bởi sự dũng cảm chỉ ra sai lầm, khiếm khuyết và thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, quyết tâm sửa chữa, khắc phục! Vĩ đại, bởi Đảng biết điều chỉnh, bổ sung kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân – ý Đảng!...”.

(Trích Báo cáo viên)

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn trong đó có sử dụng phép đối, chỉ rõ phép đối đó.

Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về quê hương trong đó có sử dụng phép điệp cấu trúc, chỉ rõ phép điệp đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.