II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Hoàn thiện nội dung về phong trào cải cách tôn giáo qua bảng sau:
|
Phong trào cải cách tôn giáo |
Nguyên nhân |
|
Diễn biến |
|
Đặc điểm |
|
Câu 2: Vì sao có sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng?
Câu 3: Vẽ sơ đồ tư duy hoặc lập bảng hệ thống thể hiện những nét chính về phong trào văn hóa Phục hưng (điều kiện, mục đích, ý nghĩa)
Câu 4: “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói của nhà văn hóa nào thời Phục hưng? Câu nói đó gợi ra thành tựu tiêu biểu nào của phong trào văn hóa Phục hưng.
Câu 5: Hãy tóm tắt nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo qua bảng sau:
Tên phong trào |
Nội dung |
1. Phong trào văn hóa Phục hưng |
|
2. Phong trào Cải cách tôn giáo |
|
Bài Làm:
Câu 1:
|
Phong trào cải cách tôn giáo |
Nguyên nhân |
- Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu. - Đầu thế kỉ XVI, giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản Tây Âu. - Nhiều Giáo hoàng và Giám mục quá quan tâm đến quyền lực và đặt ra những nghi lễ tốn kém. – Nhu cầu của giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân là cần có một giáo hội mới với một hệ thống giáo lí mới phù hợp với thời đại mới. - Giai cấp tư sản đang phát triển coi giáo hội và giáo lí là lạc hậu, cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi tổ chức giáo hội đó, từ đó phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ. |
Diễn biến |
- Diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sĩ sau đó Bỉ, Hà Lan, Anh. - Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ ở Đức và của Can-vanh tại Thụy Sĩ. |
Đặc điểm |
- Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hòa để nguyên thủy. - Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái. |
Câu 2:
- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế – xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
- Trong khi đó, hệ tư tưởng của giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản mới hình thành, có thế lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.
- Giai cấp tư sản không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học – kĩ thuật,... để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Phong trào văn hóa Phục hưng ra đời
Câu 3:
|
Điều kiện |
Mục đích |
Ý nghĩa |
Phong trào văn hóa Phục hưng
|
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế châu Âu. - Sự thắng thế của chế độ phong kiến tập quyền. - Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến trở nên gay gắt.
|
- Khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn cổ đại Hy Lạp và La Mã. - Xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị chân chính của con người. - Đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học – kĩ thuật.
|
- Lên án gay gắt giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến. - Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân. - Đề cao tinh thần dân tộc, có nhiều đóng góp đối với kho tàng văn hóa nhân loại. - Là bước đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến đã lỗi thời. - Mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau. |
Câu 4:
- “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói của G. Ga-li-lê khi bị kết án. G. Ga-li-lê công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi ông đã 70 tuổi.
- Thời Văn hóa Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ của giáo hội. Tiêu biểu là N. Cô-péc-ních (người Ba Lan), G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a). N. Cô-péc-ních đã chứng minh rằng Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời nhưng bị giáo hội cấm lưu hành.
- Một trong những thành tựu nổi bật của phong trào văn hóa thời Phục hưng.
Câu 5:
Tên phong trào |
Nội dung |
1. Phong trào văn hóa Phục hưng |
- Lên án giáo hội Thiên Chúa giáo đã lỗi thời, lạc hậu. - Đả phá trật tự xã hội phong kiến. - Đề cao giá trị con người. - Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ. - Đại diện tiêu biểu: Ph. Ra-bơ-le, R. Đê-các-tơ, Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Cô-péc-ních, M. Séc-van-téc, W. Sếch-xpia,... |
2. Phong trào Cải cách tôn giáo |
- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng. - Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của giáo hội. - Đòi bãi bỏ những hủ tục, nghi lễ phiền toái. - Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản. |