Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 8: Nguyệt cầm

1. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Xuân Diệu?

Câu 2: Bài Nguyệt Cầm chịu ảnh hưởng của thi ca nước nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nguyệt Cầm?

Câu 3: Giải thích nhan đề “Nguyệt Cầm” của tác giả Xuân Diệu?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Xuân Diệu (1916 -1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu mang đến cho thơ ca Việt Nam những cảm nhận mới mẻ về cái tôi cá nhân, những cách tân quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật: Sự kế hợp từ ngữ mới mẻ chịu ảnh hưởng phương Tây, những hình ảnh độc đảo mang màu sắc tượng trưng,…Thơ Xuân Diệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX.

Câu 2: 

- Về bối cảnh bài thơ ra đời thì giai đoạn 1930 – 1945, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp, tức là “thế giới thống nhất trong tình âm u, huyền bí của nó” hay “hương sắc và âm thanh trong không gian tương ứng với nhau” (Bô-đơ-le).

- Và thời điểm này cũng chính là thời điểm bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu ra đời. Bài thơ chịu ảnh hưởng của thuyết giao ứng của Bô-đơ-le và được sáng tác theo quan niệm của trường phái biểu tượng về một vũ trụ huyền bí chỉ có thể được cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan.

Câu 3: 

- “Nguyệt” có nghĩa là trăng, “Cầm” có nghĩa là cây đàn vì vậy Nguyệt cầm có nghĩa là cây đàn nguyệt.

- Cây đàn nguyệt là một loại nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 8: Nguyệt cầm

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nêu tên và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở” của bài Nguyệt cầm?

Câu 2: Nêu cách hiểu của các anh chị về tình cảm của tác giả được thể hiện trong câu “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”?

Câu 3: Theo anh, chị nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm trạng gì khi viết:

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề

Câu 4: Em hãy tổng kết các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Nguyệt Cầm của tác giả Xuân Diệu?

Câu 5: Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc điệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn cầm tronh đêm lạnh?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chủ thể trữ tình trong bài Nguyệt cầm thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

Câu 2: Em hãy xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ, bến Tầm Dương và sao Khuê trong các khổ thơ dưới đây. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ?

Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh;

Linh lung bóng sáng bông rung mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

 

Thu lạnh càng thềm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

 

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.

Sương bạc làm thinh, khuya nín thở

Nghe sầu âm nhạc đến sao khuê.

(Nguyệt cầm – Xuân Diệu)

Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ Nguyệt cầm.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Theo em, nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự gì khi viết:

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.