1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)
Câu 1: Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ là gì? Cho ví dụ?
Câu 3: Hiện tượng tách biệt là gì? Cho ví dụ?
Câu 4: Hãy cho biết các câu dưới đây có hiện tượng đảo trật tự từ trong câu?
a) Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
b) Ung dung buồm lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
c) Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
(Bếp lửa – Bằng Việt)
d) Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
(Ánh trăng – Nguyễn Du)
e) Ta hát bài ca gọi gió vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Bài Làm:
Câu 1:
- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
(Phan Thị Thanh Nhàn, Hương thầm)
Nếu so sánh hai cách diễn đạt “hương đưa ngan ngát” (trật tự thông thường) và “ngan ngát hương đưa” (trật tự đã thay đổi), chúng ta sẽ thấy cách diễn đạt thứ hai giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.
Câu 2:
Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ: Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
(Trần Đăng Khoa, Em kể chuyện này)
Câu 3:
Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ: Đã có năm nhà nhận bán. Tiền họ đã nhận ngay từ bây giờ. Nhưng vừa mới lúc nãy đây, họ đến bảo không bán thóc nữa, mà lại bỏ tiền. Mà trả có hai mươi. Thế có giết người không! Bây giờ tôi đang chết dở đây.
(Nguyễn Khắc Trường, mảnh đất lắm người nhiều ma)
Việc tách thành phần câu thành câu độc lập trong ví dụ trên có tác dụng nhấn mạnh sự việc “trả có hai mươi”, đồng thời bộc lộ cảm xúc bối rối, lo lắng của nhân vật.
Câu 4:
- Những câu có hiện tượng đảo trật tự từ trong câu:
+ Câu a) đảo động từ “mọc” lên đầu câu
+ Câu b) đảo tính từ “ung dung” lên đầu câu