Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 7 Kết nối bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

I. Nhận biết

Câu 1: Hãy cho biết thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu từ lúc nào?

Câu 2: Trong quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng đã hình thành bao nhiêu giai cấp mới? Đó là những giai cấp nào?

Câu 3: Để thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, người Giéc-man đã thành lập những vương quốc mới nào?

Câu 4: Trình bày những biến đổi của xã hội Tây Âu trong thời đại phong kiến?

Câu 5: Hãy cho biết các giai cấp cơ bản được hình thành như thế nào trong xã hội tây Âu?

Bài Làm:

Câu 1:

- Thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu:

+ Cuối thế kỉ V, đế quốc La Mã bị người Giéc-man xâm chiếm.

+ Năm 476 đế quốc La Mã bị diệt vong.

+ Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Câu 2: 

- Trong quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng đã hình thành 2 giai cấp mới. Đó là lãnh địa phong kiến và nông nô.

Câu 3:

- Để thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, người Giéc-man đã thành lập những vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-lô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt,..

Câu 4: 

Những biến đổi của xã hội Tây Âu trong thời đại phong kiến:

- Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có những biến đổi lớn:

+ Bộ máy nhà nước của đế quốc La Mã sụp đổ.

+ Quý tộc thị tộc người Giéc-man được phong tước vị chiếm nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã.

+ Quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới, được giữ lại ruộng đất.

- Những quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận trở thành lãnh chúa phong kiến

- Những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chủ trở thành nông nô.

- Xã hội châu Âu có hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa phong kiến và nông nô. Đó là điều kiện dẫn để sự ra đời của xã hội phong kiến châu Âu thời trung đại.

Câu 5:

- Trong xã hội phong kiến Châu Âu:

+ Những quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận trở thành lãnh chúa phong kiến

+ Những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chủ trở thành nông nô

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 Kết nối bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trình bày những sự kiện chủ yếu đưa đến quá trình phong kiến hóa của vương quốc Phơ-răng trong xã hội phong kiến ở Tây Âu thời trung đậi?

Câu 2: Trong các vương quốc man tộc của người người Giéc-man, vương quốc nào thể hiện rõ nhất về quá trình phong kiến hóa? Quá trình phong kiến hóa ở vương quốc đó diễn ra như thế nào?

Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đặc điểm của các giai cấp trong lãnh địa phong kiến?

Câu 4: Nêu vai trò của thành thị trung đại đối với Châu Âu thời trung đại?

Câu 5: Phân tích đời sống của nông nô và các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu?

Câu 6: Đời sống của các lãnh chúa phong kiến trong các lãnh địa diễn ra như thế nào?

Câu 7: Trình bày các hoạt động của thành thị trung đại Châu Âu.

Câu 8: Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Vì sao nói thành thị ra đời thúc đẩy sự phát triển của xã hội Tây Âu thời trung đại?

Câu 9: Phân tích đời sống của nông nô và các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu?

Câu 10: Mô tả quá trình hình thành nông nô?

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại.

Câu 2: Giải thích câu nói của C.Mác: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”

Câu 3: Những điểm khác nhau giữa kinh tế thành thị trung đại và nền kinh tế lãnh địa. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hoạt động kinh tế chính trong lãnh địa phong kiến Châu Âu thời trung đại là hoạt động kinh tế nào? Nhận xét về nền kinh tế đó.

Câu 2: Tìm hiểu và cho biết thành phần dân cư chủ yếu trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.