Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 8 CD bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Phản ứng hóa học là gì?

Câu 2: Chất ban đầu và sau phản ứng của phản ứng hóa học gọi là gì?

Câu 3: Cho biết diễn biến của phản ứng hóa học?

Câu 4: Trình bày một số dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

Câu 5: Phản ứng tỏa nhiệt là gì?

Câu 6: Phản ứng thu nhiệt là gì?

Câu 7: Nêu các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

Bài Làm:

Câu 1: 

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 2:

Chất hoặc các chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học được gọi là chất hoặc các chất phản ứng. Chất hoặc các chất mới tạo thành được gọi là chất hoặc các chất sản phẩm.

Câu 3: 

Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thanh đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

Câu 4: 

- Có sự thay đổi màu sắc, mùi,… của các chất.

- Tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa).

- Có sự tỏa nhiệt và phát sáng.

- …

Câu 5:

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt.

Câu 6:

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng thu vào năng lượng dưới dạng nhiệt.

Câu 7: 

Trong sản xuất và đời sống. các phản ứng tỏa nhiệt có ứng dụng chính là cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp. làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

Nhiệt năng thụ được khí đốt cháy các nhiên hiệu như than, xăng, dầu... có thể được dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, Than được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu trong công nghiệp. Xăng, dầu được sử dụng chủ yếu trong việc vận hành các máy móc, phương tiện giao thông như xe máy, ô tỏ, tàu thủy,...

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh mô tả thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí hydrogen trong oxygen? Cho biết chất phản ứng và chất sản phẩm của thí nghiệm.

Quan sát hình ảnh mô tả thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí hydrogen trong oxygen? Cho biết chất phản ứng và chất sản phẩm của thí nghiệm.

Câu 2: Mô tả bằng lời phản ứng xảy ra trong thí nghiệm khí hydrogen cháy trong oxygen tạo thành nước được mô tả theo sơ đồ sau:

Mô tả bằng lời phản ứng xảy ra trong thí nghiệm khí hydrogen cháy trong oxygen tạo thành nước được mô tả theo sơ đồ sau:

Câu 3: Chỉ ra sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen mà em biết.

Câu 4. Nước đường để trong không khí một thời gian có vị chua. Trong trường hợp này, dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?

Câu 5: Phản ứng đốt cháy than thuộc loại phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

Câu 6: Phản ứng phân hủy CaCO3 thành CaO và CO2 (phản ứng nung vôi) thuộc loại phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm trong hai trường hợp sau:

a) Đốt cháy khí methane trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.

b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide.

Câu 2: Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt? phản ứng là phản ứng thu nhiệt

a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước.

b) Cồn đốt cháy trong không khí.

Câu 3:  Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra? Viết phương trình dạng chữ của phản ứng.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ diễn biến trước, trong và sau quá trình phản ứng của khí hydrogen tác dụng với khí oxygen sinh ra nước.

Câu 2: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, cho biết: trong không khí có khí oxygen và nến cháy là do có chất này tham gia.

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.