Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

 1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Dọc theo Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau ta phải vượt qua những đèo lớn nào và cho biết chúng thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tên những đỉnh núi cao, núi trung bình và núi thấp nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tên các cao nguyên, sơn nguyên, đồi, bán hình nguyên,... nước ta.

Bài Làm:

Câu 1:

Dọc theo Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn: Sài Hồ (Lạng Sơn), Tam Điệp (Ninh Bình), Ngang (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẩng), Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), Cả (Phú Yên - Khánh Hòa).

Câu 2:

- Núi cao: có độ cao tuyệt đôi trên 2000 m như: đỉnh Phan-xi-păng (trên dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143 m, Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Ngọc Linh (2598 m),...

- Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối trung bình từ 1000 đến 2000 m như: Chí Linh (129 m), Phu Pha Phong (1587 m), Pa Luông (1880 m), Tản Viên .(1287 m),...

- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m (chiếm nhiều) như: Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m), Chứa Chan (839 m),...

Câu 3:

- Sơn nguyên: Đồng Văn, Hà Giang,...

- Cao nguyên: đá vôi ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chảy), badan ở Tây Nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).

- Đồi: có nhiều ở trung du (vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,...

- Bán bình nguyên (nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng): thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.

- Địa hình cácxtơ: Thung - động cácxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cácxtơ (Pu Tha Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cácxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cácxtơ (động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn,...).

- Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,...

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: So sánh hướng dòng chảy của sông ngòi khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Giải thích nguyên nhân.

Câu 2: Nêu những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?

Câu 3: Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta.

Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta.

Câu 5: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển kinh tế.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu không? Giải thích vì sao và lấy ví dụ cụ thể.

Câu 2: Địa hình Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi?

Câu 3: Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên?

Câu 2: Chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế?

Câu 3: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kỉnh tế - xã hội ở nước ta.

Câu 4: Lấy ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đồi núi hoặc địa hình đồng bằng và bờ biển đối với khai thác kinh tế.

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.