Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết có những loại bệnh phổ biến nào trên lợn?   

Câu 2: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.  

Câu 3: Em hãy nêu biện pháp phòng, trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.   

Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh tai xanh.   

Câu 5: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh tụ huyết trùng trên lợn.

Bài Làm:

Câu 1: 

* Bệnh dịch tả lợn:

+ Nguyên nhân: bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

+ Cách phòng trị bệnh: Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.

* Bệnh tụ huyết trùng:

+ Nguyên nhân: do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo.

+ Cách phòng trị bệnh:

– Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng.

– Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).

Câu 2: 

Bệnh dịch tả lợn cổ điển (classical swine fever) được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi cơ chế lây lan bệnh nhanh chóng và bằng nhiều con đường khác nhau. Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.

Nguyên nhân gây bệnh: là virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridea, Virus có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì  thế khả năng lây lan rất cao.

Câu 3: 

+ Hiện nay, bệnh dịch tả lợn cổ điển chưa có thuốc đặc trị, vì vậy biện pháp chủ yếu là phòng bệnh.

+ Để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển hiệu quả, cần giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.

Câu 4: 

+ Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.

+ Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

Câu 5:

Bệnh tụ huyết trùng lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật chội,... cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn có cơ hội tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Theo em, vì sao dịch tả lợn Châu Phi những năm gần đây lại được nhận định là một loại bệnh nguy hiểm trên lợn?

Câu 2: Em hãy nêu các biện pháp phòng, trị bênh tai xanh trên lợn.    

Câu 3: Em hãy nêu các biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn.    

Câu 4: Hãy nêu về một số loại bệnh khác hay gặp trên lợn.

Câu 5: Nêu cách phòng tránh các loại bệnh phổ biến trên lợn.  

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng).        

Câu 2: Hãy cho biết một số triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng trên lợn.

Câu 3:  Em hãy nêu một số triệu chứng của bệnh tai xanh trên lợn.  

Câu 4: Theo em, vì sao khi tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho vật lại cần nhắc lại theo một khoảng thời gian?       

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em hãy tìm hiểu và cho biết cơ chế sinh bệnh của dịch tả lợn Châu Phi. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.