Câu 1: Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là gì?
- A. Hoàng Vân
- B. Nguyễn Tài Tuệ
-
C. Lê Chí Trực
- D. Huy Thục
Câu 2: Bài hát đi cắt lúa có nội dung là gì?
- A. Thể hiện cuộc sống nghèo khó của đồng bào dân tộc Hrê.
-
B. Thể hiện cuộc sống hồn nhiên, lạc quan của đồng bào dân tộc Hrê.
- C. Thể hiện cuộc sống khó khăn của đồng bào dân tộc Hrê.
- D. Thể hiện cuộc sống vất vả của đồng bào dân tộc Hrê.
Câu 3: Hình ảnh loài chim gì xuất hiện trong lời bài hát Nhạc rừng của nhạc sĩ Hoàng Việt?
- A. Chim vành khuyên
- B. Chim sơn ca
- C. Chim họa mi
-
D. Chim cúc cu
Câu 4: Bài hát Nhạc rừng của tác giả nào?
- A. Trịnh Công Sơn.
- B. Văn Cao
-
C. Hoàng Việt
- D. Phạm Tuyên.
Câu 5: Bài hát Đi cắt lúa (sưu tầm Lê Toàn Hùng) thuộc dân ca gì?
-
A. Dân ca Hrê
- B. Dân ca Ba-na
- C. Dân ca Ê-đê
- D. Dân cơ Xơ-đăng.
Câu 6: Bài đọc nhạc số 8 là bài hát của dân ca nào?
- A. Dân ca Hrê
-
B. Dân ca Ba-na
- C. Dân ca Ê-đê
- D. Dân cơ Xơ-đăng
Câu 7: Khi nhắc đến Tây Nguyên, người ta sẽ nhớ ngay đến điều gì đặc trưng nhất?
- A. Bài hát Chú voi con ở bản Đôn.
-
B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- C. Các bài dân ca đặc sắc.
- D. Các loại nhạc cụ đặc sắc như đàn đá, đàn T’rưng, …
Câu 8: Các bạn nhỏ trong bài hát Đi cắt lúa vui vì điều gì?
-
A. Các bạn nhỏ vui vì mùa màng bội thu.
- B. Các bạn nhỏ vui vì sắp đến Tết.
- C. Các bạn nhỏ vui vì sắp được đi học.
- D. Các bạn nhỏ vui vì được may quần áo mới.
Câu 9: Đâu không phải là bài dân ca của các dân tộc ít người sinh sống ở Tây Nguyên?
- A. Bạn ơi lắng nghe
- B. Cấy mạ
- C. Rủ nhau đi học
-
D. Tia nắng, hạt mưa
Câu 10: Trong các ca khúc dưới đây, đâu không phải là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt?
- A. Lá xanh
- B. Tình ca
-
C. Tiến về Hà Nội
- D. Mùa lúa chín
Câu 11: Bản giao hưởng Quê hương có mấy chương?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 12: Nhạc sĩ Hoàng Việt được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực gì?
- A. Văn hoá
- B. Khoa học – Công nghệ
-
C. Văn học – Nghệ thuật
- D. Âm nhạc
Câu 13: Hình ảnh nào nổi bật nhất trong lời bài hát Nhạc rừng?
-
A. Anh chiến sĩ
- B. Chim rừng
- C. Dòng suối
- D. Lá rơi
Câu 14: Nhạc sĩ Hoàng Việt đã vẽ nên một bức tranh nhạc rừng như thế nào?
- A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Việt Nam.
- B. Bức tranh thiên nhiên bình dị, yên ả của làng quê Việt Nam.
-
C. Bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh thiên nhiên
- D. Bức tranh thiên nhiên tấp nập, ồn ào.
Câu 15: Bản giao hưởng Quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt được trình diễn lần đầu tiên vào năm nào?
- A. 1945
- B. 1955
-
C. 1965
- D. 1975
Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Hoàng Việt?
- A. Là nhạc sĩ nổi tiếng có nhiều đóng góp trong nền âm nhạc Việt Nam.
-
B. Tác phẩm của ông được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- C. Ông hy sinh khi tuổi đời còn trẻ.
- D. Nhạc sĩ sinh năm 1928, quê ở tỉnh Tiền Giang.
Câu 17: Tên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được đặt cho đường phố ở:
- A. Đà Nẵng
-
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Thành phố Huế.
- D. Hà Nội
Câu 18: Năm 2011, nhạc sĩ Hoàng Việt được trao giải thưởng gì?
- A. Nghệ sĩ nhân dân
-
B. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- C. Nghệ sĩ ưu tú
- D. Nhạc sĩ Cống hiến.
Câu 19: Nhạc sĩ Hoàng Việt có sức ảnh hưởng như thế nào đối với nền âm nhạc Việt Nam?
- A. Ông là một trong những người đi đầu nền âm nhạc mới Việt Nam.
-
B. Ông là một trong những người đi đầu trong việc phát triển nhạc giao hưởng của Việt Nam.
- C. Ông là một trong những người đi đầu trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
- D. Ông là một trong những người đi đầu trong nền âm nhạc trữ tình lãng mạn Việt Nam.
Câu 20: Chủ đề Giai điệu quê hương muốn gửi gắm thông điệp gì đến với mọi người?
- A. Luôn cố gắng thực hiện những ước mơ của mình.
-
B. Luôn gìn giữ và trân trọng những làn điệu dân ca của các dân tộc Việt Nam.
- C. Luôn quý trọng và gìn giữ cuộc sống hòa bình.
- D. Luôn biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.