[Cánh diều] Trắc nghiệm Âm nhạc 6 chủ đề 2: Giai điệu quê hương

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 6 chủ đề 2: Giai điệu quê hương- Sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1: Lời ca của bài hát Lí cây đa được hình thành từ đâu?

  • A. Một bài đồng dao
  • B. Một bài vè
  • C. Các câu thơ
  • D. Một câu ca dao, tục ngữ

Câu 2: Các bậc âm cơ bản thường được kí hiệu bằng:

  • A. Chữ cái Latin
  • B. Chữ số Ả Rập
  • C. Chữ số La Mã
  • D. Chữ cái Hy Lạp

Câu 3: Bài hát Lí cây đa có tiết tấu giai điệu như thế nào?

  • A. Vừa phải
  • B. Chậm rãi
  • C. Hơi nhanh
  • D. Nhanh

Câu 4: Hợp âm Đô trưởng được kí hiệu bằng chữ cái Latin nào?

  • A. C
  • B. F 
  • C. E 
  • D. G

Câu 5: Bài hát Việt Nam quê hương tôi do ai sáng tác?

  • A. Văn Cao 
  • B. Phạm Tuyên
  • C. Phú Quang 
  • D. Đỗ Nhuận

Câu 6: Học sinh có thể hát bài Lí cây đa theo hình thức:

  • A. Hát xướng - xô
  • B. Hát đối đáp nam nữ
  • C. Hát hòa giọng. 
  • D. A và B là đáp án đúng

Câu 7: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh vào năm nào?

  • A. 1920
  • B. 1921
  • C. 1922
  • D. 1923

Câu 8: Những người hát dân ca Quan họ được gọi là gì?

  • A. Các ca nương
  • B. Liền anh và liền chị
  • C. Ca sĩ
  • D. Người hát đối đáp 

Câu 9: Bài hát nào sau đây không thuộc thể loại dân ca Quan họ Bắc Ninh?

  • A. Cây trúc xinh
  • B. Bèo dạt mây trôi
  • C. Người ơi người ở đừng về
  • D. Lí cây bông 

Câu 10: Cô Sao trong vở nhạc kịch Cô Sao của nhạc sĩ Phú Nhuận là người dân tộc nào?

  • A. Kinh 
  • B. Tày 
  • C. Thái
  • D. Mường 

Câu 11: Kí hiệu F, G, A, B tương ứng với các nốt:

  • A. Đô, Rê, Mi, Pha
  • B. Son, La, Si, Đô
  • C. Pha, Son, La, Si
  • D. Mi, Pha, Son, La

Câu 12: Các chữ cái Latin còn được dùng để kí hiệu:

  • A. Hợp âm
  • B. Nốt nhạc
  • C. Nhịp
  • D. Dấu hóa 

Câu 13: Điểm đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận là gì?

  • A. Ông là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc kịch.
  • B. Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về thiếu nhi. 
  • C. Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về các bà mẹ Việt Nam anh hùng. 
  • D. Ông chỉ viết các bản nhạc kịch và ca kịch ngắn. 

Câu 14: Sức mạnh của dân tộc Việt Nam được tượng trưng qua hình ảnh nhân vật nào trong bài hát Việt Nam quê hương tôi?

  • A. Người mẹ ru con
  • B. Người thiếu nữ
  • C. Lứa thanh niên
  • D. Những người chiến sĩ

Câu 15: Vì sao có thể nói “bài hát Việt Nam quê hương tôi như một bức tranh tuyệt đẹp về quê hương đất nước”? 

  • A. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng mà bình dị của Việt Nam trong lời bài hát như lũy tre, nương chè, rừng dừa, …
  • B. Tác giả đã sử dụng hình ảnh về các danh lam thắng cảnh như Tháp Rùa, Hồ Hoàn Kiếm để miêu tả vẻ đẹp của Việt Nam.
  • C. Tác giả sử dụng hình ảnh của các tòa nhà cao tầng trong lời bài hát.
  • D. Tác giả sử dụng hình ảnh của đường phố tấp nập trong lời bài hát.

Câu 16: Trong các ca khúc dưới đây, bài hát nào không phải sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?

  • A. Hành quân xa
  • B. Chiến thắng Điện Biên
  • C. Tiến quân ca
  • D. Việt Nam quê hương tôi

Câu 17: Trang phục được các liền chị sử dụng khi biểu diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh là gì?

  • A. Áo dài
  • B. Áo bà ba
  • C. Áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao
  • D. Áo dài Nhật Bình

Câu 18: Đâu là ý nghĩa đúng nhất của bài hát Việt Nam quê hương tôi?

  • A. Vẻ đẹp của con người Việt Nam.
  • B. Niềm tự hào về thiên nhiên “rừng vàng biển bạc”.
  • C. Lòng khát khao hòa bình.
  • D. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Nam.

Câu 19: Tên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được đặt cho đường phố ở:

  • A. Đà Nẵng 
  • B. Thành phố Hồ Chí Minh. 
  • C. Thành phố Huế. 
  • D. Hà Nội 

Câu 20: Chủ đề Giai điệu quê hương muốn gửi gắm thông điệp gì đến với mọi người?

  • A. Luôn đoàn kết và yêu mến bạn bè.
  • B. Luôn gìn giữ, tiếp nối và phát huy những làn điệu dân ca của đất nước ta.
  • C. Hãy tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc để cuộc sống thêm tươi vui.
  • D. Luôn biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ