Hướng dẫn học bài 11: ngày hội quê em trang 42 sgk mĩ thuật 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Khám phá
Quan sát hình ảnh:
- Tên một số lễ hội: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội chọi Trâu Hải Phòng, lễ hội đền Gióng Hà Nội, lễ hội làng Chuông, Hà Nội...
- Một số hoạt động trong lễ hội: múa hát, đốt lửa trại, tổ chức chơi trò chơi dân gian, tế lễ...
- Màu sắc của những người tham gia lễ hội chủ yếu là màu đỏ, màu vàng.
- Không khí lễ hội rất tưng bừng,nhộn nhịp, đông vui.
Quan sát một số bức tranh lễ hội:
- Tranh thể hiện các lễ hội: lễ hội cầu ngư, lễ hội cồng chiêng và hội làng
- Bố cục nhân vật được dàn đều trong tranh
- Hình dáng nhân vật: có nhiều tư thế khác nhau, khung cảnh có các hình ảnh gắn liền với lễ hội. Ví dụ lễ hội câu ngư có nước, có thuyền. Lễ hội cồng chiêng có nhà sàn, có chiêng...
- Màu sắc trong tranh tươi vui, chủ yếu màu vàng, màu đỏ, màu xanh.
Quan sát tranh dân gian Đông Hồ:
- Nội dung tranh vẽ cảnh rước rồng và đấu vật.
- Sắp xếp hình ảnh phù hợp, dàn trải đều từ xa đến gần
- Màu sắc của tranh tươi vui
- Các nét trong tranh dùng nét đậm cô đọng
2. Sáng tạo
Tìm ý tưởng
- Bước 1: Xác định nội dung tranh vẽ đề tài lễ hội
- Bước 2: Chọn hoạt động, hình ảnh điển hình
- Bước 3: Xác định cách thực hành vẽ tranh
Thực hành
Cách 1:
- B1: Vẽ hình và bố cục
- B2: Vẽ màu khái quát
- B3: Vẽ chi tiết và hoàn thiện
Cách 2:
- B1: Vẽ khái quát hình chính và bố cục
- B2: Vẽ các mảng màu lớn
- B3: Tiếp tục vẽ màu và diễn tả
- B4: Vẽ chi tiết và hoàn thiện
Luyện tập
Một số bức tranh về lễ hội
3. Thảo luận
4. Ứng dụng
- Sử dụng hiểu biết trong bài học để tìm hiểu lí do vì sao mỗi lễ hội thường có màu sắc rực rỡ đặc trưng riêng
- Khi tham gia lễ hội, em nên mặc trang phục phù hợp.