Câu 5. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
K rất đam mê trò chơi điện tử, nhất là các trò chơi trực tuyến. Vì vậy, K thường xuyên nạp tiền vào trò chơi để thi đấu với những người chơi khác. Cuối tháng này là ngày mừng thọ bà của K. Ban đầu K dự tính tiết kiệm một khoản tiền để mua chiếc áo len tặng bà. Nhưng trước ngày mừng thọ, nhà phát hành trò chơi công bố sự kiện nạp thẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn. K không kiềm chế được đã sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm để nạp thẻ. Giờ đây, K hối hận vì không biết phải mua áo tặng bà như thế nào.
Trường hợp 2.
T luôn cần thận trong việc chỉ tiêu của mình. Hằng ngày, T đều ghi lại những khoản thu, chỉ tiền và luôn đặt ra mục tiêu tiết kiệm trong một tuần. Với số tiền tiết kiệm, T chia thành các khoản quỹ dự phòng, quỹ phát triển bản thân và quỹ đầu tư. Ngoài ra, T còn học cách sử dụng số tiền sẵn có để mở tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng và hưởng lãi suất hằng năm. Nhờ việc luôn chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, T kiểm soát tốt nguồn tiền của mình và sử dụng tiền có hiệu quả.
- Cách quản lí và chi tiêu tiền của K và T có gì khác nhau?
- Em có suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng: Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc cần làm của mỗi người nếu muốn tiết kiệm và sinh lời từ tiền?
Bài Làm:
- K và T có cách quản lí và chi tiêu tiền khác nhau:
- K không có kế hoạch chi tiêu cụ thể và không biết cân đối chi tiêu
- T có kế hoạch tài chính cá nhân rất rõ ràng, chia tiền thành các quỹ tiết kiệm rất khoa học
=> T luôn kiểm soát tốt nguồn tiền của mình.
- Em đồng ý với ý kiến trên.
* Giải thích: Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lí, chúng ta sẽ luôn trong tình trạng thiếu tiền do không biết cân đối chi tiêu hoặc không biết đã tiêu tiền vào việc gì.