Câu 1: (Trang 99 - SGK Ngữ văn 10) Một đoạn trích được chép lại như sau:
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.
Chị Thảo thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Cô khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim Phương Định cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
a. Anh/chị cho biết đoạn trích trên kể sự việc gì, ở phần nào của văn bản tự sự nào?
b. Đoạn trích chép ở đây có một số sai sót về ngôi kể, hãy chỉ rõ những lỗi sai đó rồi chữa lại cho hoàn chỉnh.
c. Từ sự phát hiện và chỉnh sửa đoạn trích trên, anh/chị có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong bài tự sự?
Bài Làm:
a. Đoạn trích kể lại sự việc của cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ - Phương Định đang phá bom để mở đường. Đây là đoạn văn nằm ở phần thân bài của văn bản tự sự Những ngôi sao xa xôi (truyện ngắn của Lê Minh Khuê).
b. Trong đoạn trích đã có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Trong truyện ngắn nhà văn dùng ngôi thứ nhất (nhân vật Phương Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong).
Đoạn trích được bạn HS chép lại đã thay đại từ xưng tôi bằng đại từ cô, hoặc danh từ riêng Phương Định ở một số câu (Tim Phương Định cũng đập không rõ). Vì vậy, ngôi kể trong câu chuyện cần sửa lại bằng đại từ quan hệ ngôi thứ nhất (Tôi) để văn bản được nhất quán hơn.
c. Từ những điều trên, có thể rút ra bài học: Trong văn bản tự sự, người viết cần nhất quán về ngôi kể. Nếu văn bản dùng ngôi kể nào ở đoạn mở đầu thì ở các đoạn tiếp theo cần duy trì ngôi kể ấy. Điều đó giúp đoạn văn bản tự sự chặt chẽ, logic, hấp dẫn và thuyết phục người đọc.