BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ
VĂN BẢN: NGUYỄN TRÃI – NHÀ NGOẠI GIAO, NHÀ HIỀN TRIẾT, NHÀ THƠ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CH 1: Theo bạn, chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả thể hiện tập trung ở câu văn nào trong bài?
CH 2: Chỉ ra mạch lập luận của văn bản (có thể sử dụng sơ đồ).
CH 3: Chỉ ra những yếu tố biểu cảm của văn bản.
CH 4: Xác định ý nghĩa của văn bản trên.
CH 5: Tìm một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
CH 1: “Có nên phân biệt tách bạch ở ông nhà ngoại giao, nhà hiền triết và nhà thơ không?”.
CH 2: Mạch lập luận của văn bản:
- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi và khẳng định giá trị tư tưởng của ông.
- Khẳng định Nguyễn Trãi là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ qua việc phân tích cuộc đời và sự nghiệp của ông
CH 3: Yếu tố biểu cảm qua câu: “Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những người yêu công lí và nhân đạo trên đời này”.
CH 4: Khẳng định những giá trị trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi và tầm vóc của ông.
CH 5: Một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi:
- “Con thuyền “ưu ái cũ” ấy, một sáng sớm, đã tan vỡ ở Lệ Chi viên, gần Côn Sơn. Là nạn nhân của những mưu đồ đen tối, Nguyễn Trãi bị hành hình cùng với hầu hết gia tộc.”
- “Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những người yêu công lí và nhân đạo trên đời này.”