PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
CH1: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Cho biết các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ chứng minh.
II. Sự phân bố mưa trên Trái Đất
1. Phân bố theo vĩ độ
CH2: Dựa vào hình 10.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa khác nhau ở Xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.
2. Phân bố theo khu vực
CH: Dựa vào hình 10.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa và giải thích nguyên nhân.
Luyện tập
CH1: Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố mưa trên Trái Đất:
CH2: Em hãy xác định những khu vực có mưa nhiều và những khu vực có mưa ít trên các lục địa.
Vận dụng
Nhiệm vụ: Em hãy sưu tầm thông tin và hình ảnh về những khu vực có mưa nhiều nhất và ít nhất trên Trái Đất.
PHẦN II. ĐÁP ÁN
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
CH1:
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: Khí áp, gió, frông, dòng biển, địa hình
* Ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng mưa:
- Khí áp: Ở các khu áp thấp, không khi bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.
- Gió: Ở những nơi có gió biển thổi hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn. Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường ít mưa.
- Frông: Miền cỏ frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
- Dòng biển: Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
- Địa hình: Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
II. Sự phân bố mưa trên Trái Đất
1. Phân bố theo vĩ độ
CH2: Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là hai vùng ôn đới. Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Khu vực gần cực Bắc và cực Nam rất ít mưa.
2. Phân bố theo khu vực
CH3: Phân bố không đều giữa các khu vực theo chiều đông, tây. Các khu vực có vị trí địa lí tiếp giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua thường có lượng mưa nhiều. Những khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua thường có lượng mưa ít.
=> Nguyên nhân: do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển,…
Luyện tập
CH1:
CH2:
- Khu vực có lượng mưa nhiều: Hai bên đường xích đạo, phía đông Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Á với lượng mưa khoảng từ 1000 - 2000mm/năm.
- Khu vực có lượng mưa ít: Hai cực Bắc, Nam với lượng mưa khoảng từ 100 - 200mm/năm; Khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á và Trung Á lượng mưa dưới 100mm/năm.
Vận dụng
Nhiệm vụ:
Ngôi làng Mawsynram: Cách Shillong, thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ) khoảng 2 tiếng đi taxi là những ngọn đồi Khasi ở độ cao gần 1.500m. Trên đó có ngôi làng nổi tiếng Mawsynram - được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".
* Khu vực có mưa ít:
Sa mạc Atacama, Chile: Khu vực này khô cằn đến mức các ngọn núi hoàn toàn không có sông băng. Nơi đây khô hạn vì dòng hải lưu Humboldt đã ngăn cản dòng nước lạnh được chuyển tới từ Nam Cực, vốn là nguyên nhân của sự hình thành nên những đám mây mang mưa.