Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một bài thơ của Nguyễn Trãi.

Viết 

Bài tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một bài thơ của Nguyễn Trãi.

Bài tập 2. Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm sống được Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí, bài 3.

Bài Làm:

Bài tập 1:

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi, hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...

Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".

“Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Bài tập 2:

 

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi

+ Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.

- Giới thiệu bài thơ Cảnh ngày hè.

+ Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi, phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ.

2. Thân bài

a) Khái quát về bài thơ Cảnh ngày hè

- Hoàn cảnh sáng tác:

  • Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.
  • Bài thơ Cảnh ngày hè là bài số 43 trong mục Bảo kính cảnh giới (gương báu răn mình), phần vô đề của Quốc âm thi tập.

b) Phân tích, cảm nhận về bài thơ

+) Bức tranh thiên nhiên và con người vào ngày hè

- Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ

  • "hoa hòe, thạch lựu, hồng liên" -> Hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, quen thuộc.
  • Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên -> những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
  • Các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn -> Thể hiện trạng thái của cảnh vật: dù là cuối ngày nhưng sức sống căng tràn, bên trong sự vật tuôn trào ra ngoài không dứt.

=> Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, độc đáo và có sự phá cách, khác hẳn với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, tượng trưng vốn thường được sử dụng trong Đường thi.

- Bức tranh cuộc sống con người sôi động, náo nhiệt

+ Âm thanh:

Tiếng ve dắng dỏi -> tiếng đàn.

Tiếng chợ cá lao xao -> Âm thanh của cuộc sống thanh bình.

=> Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường thể hiện được nhịp sống ấm no hạnh phúc của nhân dân

+ Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương

=> Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:

  • Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.
  • Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.

+) Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

- Tình yêu thiên nhiên say đắm:

  • Cảm nhận qua thị giác với: những tán lá xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều tà.
  • Cảm nhận qua thính giác: tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian, tiếng lao xao đông đúc của chợ cá.
  • Cảm nhận qua khứu giác với hương sen thoảng theo gió.

=> Tác giả đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè. Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

- Ước nguyện của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:

“Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

+ Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng vẫn luôn nghĩ về dân, về nước.

-> Tác giả khao khát muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc

+ Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.

-> Tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân

=> Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

  • Nội dung: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng xã hội phồn vinh, nhân dân no đủ, đất nước thịnh vượng của người nghệ sĩ hết lòng vì nước, vì dân.
  • Đặc sắc nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường luật, đan xen câu 6 chữ và câu 7 chữ; ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày; bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại.

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT bài 6: Nguyễn Trãi " Dành còn để trợ dân này"

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 19 – 20), đoạn từ”Xã tắc từ đây vững bền, đến “Ai nấy đều hay" và trả lời các câu hỏi:

1. Những từ ngữ nào trong đoạn văn thể hiện rõ việc tuyên bố chiến thắng và báo hiệu một thời kì mới của đất nước?

2. Nêu nhận xét khái quát về âm hưởng của đoạn văn.

3. Niềm tin vào tương lai xán lạn của dân tộc được thể hiện như thế nào? 

4. Nội dung “tuyên ngôn” và lời tuyên bố độc lập trong đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo hướng đến những đối tượng nào?

5. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo gợi cho bạn liên tưởng đến những bản “tuyên ngôn độc lập” nào của dân tộc? Theo bạn, ý thức tự chủ dân tộc trong thời đại hôm nay được thể hiện ở những phương diện chính nào?

Bài tập 7. Đọc lại văn bản Bảo kính cảnh giới, bài 43 trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 22) và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu ấn tượng chung của bạn về bức tranh thiên thiên mùa hè được thể hiện trong bài thơ.

2. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu cho thấy sự vận động của thời gian và cảnh vật?

3. Phân tích một vài nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và nghệ thuật tả cảnh của tác giả.

4. Bạn cảm nhận được những nét đẹp nào của khung cảnh cuộc sống con người trong hai câu thơ 5 và 6?

5. Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì trong tư tưởng, tâm hồn của Nguyễn Trãi? 

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Dục Thuý sơn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 24) và trả lời các câu hỏi:

1. Dựa vào gợi ý trong phần cước chủ cho bài thơ này ở SGK (tr. 24), hãy sưu tầm một bài thơ của tác giả khác cùng viết về núi Dục Thuý. Nêu cảm nhận của bạn về bài thơ đó.

2. Hãy nhớ lại cách phân chia bố cục của bài thơ này khi học ở trên lớp. Ngoài cách phân chia đó, theo bạn, còn có thể chia bố cục tác phẩm này theo cách nào? Nêu lí do bạn đề xuất cách phân chia như vậy.

3. Xác lập mô hình thanh điệu (theo luật) của bài thơ, chỉ ra điểm khác nhau về mô hình này giữa nguyên văn với bản dịch.

4. Theo bạn, câu thơ nào trong bài thể hiện rõ nhất sự liên tưởng – tưởng tượng của tác giả? Biện pháp tu từ nổi bật nhất được tác giả sử dụng trong câu thơ để biểu đạt sự liên tưởng – tưởng tượng là gì?

5. Sự hoài niệm của tác giả trước cảnh đẹp núi Dục Thuý gợi cho bạn suy nghĩ gì về đời sống tâm hồn của nhà thơ?

Bài tập 9. Đọc lại văn bản Ngôn chí, bài 3 trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 34) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

2. Nêu quan niệm sống được tác giả thể hiện trong hai câu thơ 3 và 4.

3. Hình dung về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ cuối. Khoảnh khắc nào trong cuộc sống của nhân vật trữ tình gây ấn tượng nhất với bạn? Vì sao?

4. Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ. Chọn phân tích một yếu tố mà bạn thấy tâm đắc.

5. Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về con người tác giả?

Bài tập 10. Đọc lại văn bản Bạch Đằng hải khẩu trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 35 – 36) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định đề tài, thi liệu và thể loại của tác phẩm.

2. Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với những đặc điểm gì?

3. Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn dòng thơ cuối.

4. Bài thơ mang đến cho bạn cảm nhận mới như thế nào về tâm hồn tác giả? 

5. So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.

 

Xem lời giải

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, tập hai (tr. 6 – 10) và trả lời các câu hỏi:

1. Lập niên biểu Nguyễn Trãi và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông. 2. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi. 3. Phân tích một đặc điểm của hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. 4. Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ viết về thế sự những nỗi niềm tâm sự gì? 5. Nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức cơ bản làm nên sức thuyết phục trong trong văn chính luận của

Nguyễn Trãi.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 11 – 12), đoạn từ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, đến “Song hào kiệt đời nào cũng có” và trả lời các câu hỏi:

1. Đọc cước chú số 5 trong SGK (tr. 11), giải thích ý nghĩa của cụm từ “mỗi bên xưng đế một phương” trong bản dịch.

2. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ “trừ bạo” và mục đích “yên dân” của đội quân thực thi lí tưởng nhân nghĩa được tác giả lí giải như thế nào?

3. Liệt kê những từ ngữ có nội dung thể hiện rõ tư thế chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Việc khẳng định nền độc lập tự chủ dân tộc được triển khai trên những khía cạnh nào?

5. Đoạn văn đã thể hiện rõ nét quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc. Hãy trình bày ý kiến của bạn về nhận định này.Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 12 – 13), đoạn từ “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, đến “Ai bảo thần nhân chịu được?" và trả lời các câu hỏi:

1. Liệt kê một số động từ, cụm động từ thể hiện âm mưu, dã tâm và hành động bạo ngược, phi nghĩa của giặc Minh và bè lũ gian tà bán nước.

2. Hành động tội ác của kẻ thù đối với nhân dân ta đã được tác giả khái quát qua những khía cạnh nào?

3. Liệt kê một số hình ảnh có giá trị biểu cảm được tác giả sử dụng để tố cáo tội ác của quân giặc.

4. Tác giả đã thể hiện lòng căm thù giặc và sự thương xót nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng như thế nào?

5. Nêu ý kiến nhận xét của bạn về hiệu quả biểu đạt của điển cố “trúc Nam Sơn, “nước Đông Hải".

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 13 – 15), đoạn từ“Ta đây: Núi Lam Sơn dãy nghĩa, đến “Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều" và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi trăn trở và ý thức sâu sắc của bậc chủ tướng về sự cấp bách của trọng trách khôi phục giang sơn.

2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh mang sắc thái biểu cảm thể hiện sự phẫn uất, căm giận của chủ tướng trước tội ác quân giặc nào thể hiện sự khó khăn thể

3. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn của nghĩa quân Lam Son? 

5. Hình ảnh bậc chủ tướng Lê Lợi được khắc hoạ ở những khía cạnh cụ thể nào? Bạn tâm đắc nhất với khía cạnh nào, vì sao?

4. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của chủ tướng và nghĩa bìnhiện rõ nhất tinh thần đoàn kết,

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 15 – 19), đoạn từ"Trọn hay:” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay. và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm những câu văn, ý văn thể hiện rõ tinh thần nhân nghĩa của quân ta.

2. Nếu diễn biến cuộc tổng tiến công qua một số sự kiện, trận đánh tiêu biểu của cuộc kháng chiến được thể hiện trong đoạn văn.

3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khí thế quật cường và chiến công vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Hình ảnh thất bại của kẻ thù được thể hiện trong đoạn văn như thế nào?

5. Nhận xét chung về âm hưởng của đoạn văn.

 

Xem lời giải

Nói và nghe

Bài tập 1. Hãy lập dàn ý cho bài nói và luyện tập nói theo đề tài ở bài tập 2 của phần Viết.

Bài tập 2. Quan điểm của bạn về tình yêu tuổi học trò. Lập dàn ý cho bài nói của bạn để tham gia thảo luận về vấn đề này.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 2 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập