Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.

Câu hỏi 3. Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận. 

Bài Làm:

Thứ nhất: Luận điểm trong văn nghị luận

– Là các ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ có thể, có, … được diễn dạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán.

– Luận điểm là linh hồn của văn nghị luận, thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế.

Thứ hai: Hệ thống luận cứ

– Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng cơ bản làm rõ luận điểm.

– Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến đặc điểm của văn nghị luận. Để bà viết có sức thuyết phục cao, người viết phái đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người nêu ra.

– Để phân tích, đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết.

– Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục.

– Lý lẽ là những đạo lý, lý lẽ phải được thừa nhận nêu ra được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ và xác nhận cho luận điểm đã đưa ra.

– Những dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đang tin và không thể bác bỏ. Lý lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc.

Thứ ba: Lập luận trong văn nghị luận

Lý lẽ trong văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lý lẽ. Lập luận là cách tổ chức vận dụng lý lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục.

– Lập luận có thể bắt gặp rất nhiều trong văn nghị luận.

– Để đưa ra những đánh giá có sức thuyết phục của văn nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận mà tác giả lựa chọn.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài 3 Củng cố, mở rộng

Câu hỏi 1. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp: 

Văn bản

Thời điểm ra đời

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Hịch tướng sĩ

 

 

 

 

 

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 

 

 

 

 

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp: 

Xác định luận điểm

Hịch tướng sĩ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Luận điểm 1

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

Luận điểm 2

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

Luận điểm 3

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở các luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.