TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đồ chơi dân gian là gì?
- A. Đồ chơi được làm thủ công.
- B. Chất liệu có sẵn trong thiên nhiên và đời sống của con người như tre, nứa, giấy, bột gạo…
- C. Đồ chơi điện tử.
-
D. Đáp án A, B đúng.
Câu 2: Tìm đồ chơi dân gian trong những đáp án dưới đây?
-
A. Tò he.
- B. Máy bay mô hình.
- C. Búp bê.
- D. Đàn piano.
Câu 3: Đâu không phải là đồ chơi dân gian?
- A. Đèn ông sao.
- B. Tò he.
-
C. Đàn vi-ô-lông.
- D. Con cù quay.
Câu 4: Đồ chơi dân gian được làm từ những vật liệu nào?
- A. Kim loại.
-
B. Vật liệu dễ kiếm, gần gũi.
- C. Nhựa.
- D. Gốm, sứ.
Câu 5: Trong số những đáp án dưới đây, đâu là đồ chơi dân gian?
- A. Đầu sư tử.
- B. Con cù quay.
- C. Cờ cá ngựa.
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Đồ chơi dân gian nào có thể bay được trên bầu trời?
- A. Con lân
-
B. Con diều
- C. Chong chóng
- D. Mặt nạ giấy bồi
Câu 7: Đồ chơi dân gian do ai làm ra?
- A. Bác nông dân.
- B. Cô y tá.
-
C. Thợ thủ công.
- D. Chú đưa thư.
Câu 8: Đèn ông sao thường xuất hiện trong dịp nào?
-
A. Tết trung thu.
- B. Tết nguyên đán.
- C. Tết Ông Công Ông Táo.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9: Đồ chơi dân gian nào dưới đây được làm từ bột gạo?
-
A. Tò he
- B. Đầu sư tử
- C. Chong chóng
- D. Đèn lồng
Câu 10: Đâu không phải là ý nghĩa của đồ chơi dân gian?
-
A. Thể hiện sự phát triển kinh tế.
- B. Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người dân Việt Nam.
- C. Tượng trưng cho sự bình an, may mắn.
- D. Nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Câu 11: Đèn ông sao có ý nghĩa gì?
- A. Tượng trưng cho sự giàu có của gia chủ.
- B. Tượng trưng cho nét đẹp của phụ nữ Việt Nam.
- C. Gắn với sự tích chú Cuội.
-
D. Tượng trưng cho ngũ hành, cầu bình an và may mắn.
Câu 12: Ông tiến sĩ giấy bày trên mâm ngũ quả đêm Trung thu thể hiện mong ước gì?
- A. Mong ước bình an, may mắn.
-
B. Mong ước con cháu thành đạt.
- C. Mong ước có một tương lai tươi sáng.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 13: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “ Đồ chơi dân gian có nhiều loại, được làm … từ những chất liệu có sẵn trong tự nhiên và đời sống của con người như mây, tre, nứa, giấy, bột gạo”?
- A. Nhân tạo.
- B. Đồ chơi dân gian.
- C. Công nghiệp.
-
D. Thủ công.
Câu 14: Ý kiến nào dưới đây là sai?
- A. Mọi người đều có thể làm đồ chơi dân gian.
-
B. Chỉ thợ thủ công mới có khả năng làm đồ chơi dân gian.
- C. Đồ chơi dân gian là thứ đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.
- D. Tất cả đáp án trên đều sai.
Câu 15: Sắp xếp các bước sử dụng đồ chơi dân gian được mô tả dưới đây theo thứ tự hợp lí?
-
Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.
-
Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.
-
Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng dẫn.
-
Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện chơi phù hợp.
-
A. 4, 2, 3,1
- B. 1, 2, 3, 4
- C. 1, 3, 2, 4
- D. 4, 3, 2, 1
Câu 16: Đâu không phải đồ chơi dân gian?
- A. Trống bỏi.
- B. Ông phỗng đất.
-
C. Robot.
- D. Trống ếch.
Câu 17: Đâu không phải cách bắt gió cho diều?
- A. Chạy về phía trước khoảng 20m theo hướng ngược chiều gió.
-
B. Khi diều gặp gió phải thả dây diều thật nhanh.
- C. Thả diều ra khi diều đã gặp được gió.
- D. Cầm dây giật và điều chỉnh cho diều ổn định.
Câu 18: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
“Đồ chơi dân gian
Em chơi …
Phù hợp …
Ngăn nắp …”
- A. Thông minh, bản thân, gọn gàng.
- B. An toàn, lứa tuổi, chăm chỉ.
-
C. An toàn, lứa tuổi, gọn gàng.
- D. Mỗi ngày, lứa tuổi, gọn gàng.
Câu 19: Khi mang mặt nạ giấy bồi chơi, các em thường thể hiện tính cách của các con vật đó bằng hành động và để làm được như vậy các em đã chủ động tìm hiểu, quan sát. Điều này giúp các em những gì?
- A. Thêm gắn bó với môi trường thiên nhiên.
- B. Yêu quý và có ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
- C. Tăng khả năng quan sát cho trẻ em.
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Điểm khác nhau giữa đồ chơi dân gian và đồ chơi hiện đại là gì?
- A. Mọi người đều có thể làm đồ chơi dân gian.
- B. Đồ chơi dân gian có thiết kế đơn giản.
- C. Đồ chơi dân gian được làm thủ công.
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.