Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 1 chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1 chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách

a. Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh

- Những mặt của tính cách là:

+ Mặt xu hướng của tính cách: hướng ngoại, hướng nội, lạc quan, bi quan,…

+ Mặt tình cảm của tính cách: đa sầu, đa cảm, khô khan,…

+ Mặt ý chí của tính cách: nghị lực, cương quyết, yếu đuối, dễ mềm lòng,…

+ Mặt năng động của tính cách: nóng nảy, bàng quan, ưu tư, hoạt bát,…

+ Mặt hành động của tính cách: dứt khoát, chậm chạp, nhẹ nhàng, mạnh mẽ,…

- Phân loại tính cách:

+ Tính cách tích cực: sáng tạo, tin cậy, hăng hái, nhiệt tình, hướng ngoại, hướng nội, lạc quan, thông thái, khéo léo, lịch thiệp, chung thủy, nhẹ nhàng, hài hước, trung thực, kiên nhẫn, hoạt ngôn, vui vẻ, dễ gần, thân thiện, hào phóng, chăm chỉ, tốt bụng, cởi mở, lịch sự, hòa đồng, dịu dàng, tự tin, nghiêm túc.

+ Tính cách tiêu cực: ích kỉ, nóng tính, khó chịu, thô lỗ, cục cằn, kiêu căng, khoe khoang, buồn chán, ủ rũ, cẩu thả, bất lịch sự, lười biếng, keo kiệt, nhút nhát, ngu ngốc, bi quan, bướng bỉnh, hấp tấp.

+ Tính cách đặc trưng của nam: mạnh mẽ, cứng nhắc, thẳng thắn, vụng về, hấp tấp,…

+ Tính cách đặc trưng của nữ: nhẹ nhàng, khéo léo, duyên dáng, nhạy cảm, ân cần, chu đáo, khéo tay,…

+ Tính cách của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang, lễ phép, cần cù, thông minh, sáng tạo, chịu đựng, dịu dàng, kiên trì, thân thiện,…

b. Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý.

Mỗi người có những nét tính cách khác nhau, có những nét tính cách mình thích nhưng người khác không thích, có một số nét tính cách mà phần lớn mọi người đều thích.

c. Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em

Chúng ta cần hướng đến những đặc điểm tích cực của tích cách để rèn luyện.

 

2. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

a. Chia sẻ sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong những tình huống.

Ở mỗi trường hợp khác nhau thì con người lại xuất hiện một cảm xúc khác nhau. Chúng ta phải biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tránh những trường hợp không hay xảy ra.

b. Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em có thể xảy ra trong một số tình huống

 

Sự xuất hiện thay đổi cảm xúc là một quy luật tất yếu nhưng chúng ta có thể làm nó trở nên tích cực hơn đối với mỗi cá nhân.

 

3. Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

a. Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Một số cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực:

+ Suy nghĩ lạc quan.

+ Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân hoặc bạn bè.

+ Thực hiện một số sở thích của mình (nghe nhạc, chơi thể thao, đọc truyện,..).

+ ...

b. Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong các tình huống

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và ảnh hưởng rất lớn tới cảm xúc. Vì vậy chúng ta phải nhận biết thật rõ, để có những cách điều chỉnh tích cực cảm xúc của bản thân.

c. Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

HS phải luôn thường xuyên rèn luyện và có ý chí để tự vượt qua những khó khăn.

 

4. Thực hành tranh biện bảo vệ quan điểm




Nội dung

Tranh biện

Tranh cãi

Khái niệm

+ Dùng lý luận để phân tích 2 mặt của 1 vấn đề

+ Dùng lý luận để bảo vệ cái tôi của bản thân.

Mục đích

+ Cùng tìm ra điểm cần phát huy và điểm cần hạn chế và giải pháp cho chủ đề đó.

+ Mình phải là người thắng và đối phương phải là người thua.

+ Hạ thấp ý kiến của đối phương.

Hình thức

+ Không quan trọng về thắng thua.

+ Đề cao tư duy và kiến thức.

+ Dựa theo cảm xúc, không phân tích nhiều mặt của vấn đề như tranh biện.

 

5. Thực hành thương thuyết trong một số tình huống

a. Trao đổi về cách thương thuyết

- Cách thương thuyết:

+ Xác định mục tiêu thương thuyết.

+ Mỗi bên giải thích rõ ràng cho sự lựa chọn của mình.

+ Trao đổi để đưa ra phương án có lợi cho cả hai bên.

- Những lưu ý khi thương thuyết:

+ Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm với ý kiến của người khác.

+ Nói chân thành, từ tốn với thái độ tôn trọng.

- Kĩ năng thương thuyết:

+ Tin tưởng vào bản thân.

+ Lòng kiên nhẫn.

+ Tinh thần sẵn sàng xông pha.

- Để thương thuyết thành công, chúng ta cần:

+ Xác định rõ mục tiêu thương thuyết.

+ Thống nhất trong nhóm.

+ Tìm hiểu kĩ và tôn trọng đối phương.

+ Thái độ tích cực.

b. Đóng vai để thương thuyết trong tình huống

Ý nghĩa của kĩ năng thương thuyết: 

+ Giúp nhà lãnh đạo khẳng định vị thế và năng lực trong tập thể.

+ Giúp bản thân gây dựng ấn tượng, thiện cảm và lòng tin của mình với mọi người xung quanh.

c. Chia sẻ một tình huống cụ thể mà em đã tham gia thương thuyết

- Thương thuyết là năng lực rất cần thiết trong cuộc sống.

- HS cần rèn luyện để hình thành khả năng thương thuyết.

 

6. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi thực hành thương thuyết

Biết thương thuyết giúp HS bảo vệ quan điểm cá nhân một cách phù hợp.

 

7. Định hướng kế hoạch rèn luyện một số đặc điểm cá nhân trong cuộc sống.

a. Xác định một số đặc điểm cá nhân cần rèn luyện trong cuộc sống và lập kế hoạch thực hiện

* Một số đặc điểm cá nhân cần rèn luyện trong kế hoạch của mình:

- Kiểm soát cơn tức giận.

- Suy nghĩ tích cực.

- Lập luận chặt chẽ, khoa học.

- Sự tự tin.

- Thuyết trình rõ ràng, dõng dạc.

- Sự kiên định

- Kĩ năng giao tiếp.

* Gợi ý kế hoạch thực hiện:

- Kỹ năng giao tiếp: Em có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách tham gia các hoạt động giao tiếp, chia sẻ quan điểm của mình một cách rõ ràng, lắng nghe và đưa ra phản hồi thích hợp.

- Suy nghĩ tích cực: Để rèn luyện kỹ năng này, em có thể thực hành tập trung vào các suy nghĩ tích cực, tìm kiếm những bài học trong mọi tình huống và tìm ra cách thích nghi với thay đổi.

- Kỹ năng thuyết trình: Em có thể tự thực hành thuyết trình trước gương, sau đó là thuyết trình trước 1 nhóm bạn và cuối cùng là tham gia các hoạt động đòi hỏi phải nói trước đám đông.

b. Chia sẻ về kế hoạch rèn luyện của em

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân: 

+ Giúp bản thân xác định rõ ràng mục tiêu của mình.

+ Giúp bản thân nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch.

+ Giúp bản thân định lượng được những công việc cần làm trong kế hoạch rèn luyện bản thân.

c. Thực hiện kế hoạch đã đề ra

Khi đã có kế hoạch rõ ràng và cụ thể, HS cần tích cực rèn luyện, học tập và thực hiện nó.

 

8. Tự đánh giá

a. Chia sẻ thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi:

+ Suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn.

+ Thuyết trình tự tin và rõ ràng hơn.

+ Khả năng lập luận logic, khoa học.

- Khó khăn:

+ Vẫn còn hơi nhút nhát, e ngại.

+ Luận điểm và khả năng tranh biện chưa dứt khoát.

+ Chưa kiểm soát được giọng và cử chỉ khi tranh biện.

 

9. Rèn luyện tiếp theo và chuẩn bị chủ đề mới.

a. Tiếp tục rèn luyện thói quen

HS cần tiếp tục rèn luyện những thói quen tốt và nhìn nhận, đánh giá quá trình rèn luyện của mình.

b. Chuẩn bị chủ đề mới

HS chuẩn bị cho chủ đề mới để tiếp thu và có một cái nhìn tổng quát trước cho kiến thức mới.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.