Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 6 chân trời chủ đề 4: Nuôi dưỡng quan hệ gia đình

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chủ đề 4: Nuôi dưỡng quan hệ gia đình. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

HOẠT ĐỘNG 1. GIA ĐÌNH EM

1. Giới thiệu gia đình bên nội, bên ngoại của mình

- Gia đình bên nội của em  gồm : ông bà nội, các bác, các anh chị, cô, chú,…

- Gia đình bên ngoại gồm : ông bà ngoại, chú, dì, cậu, mợ, các em

=> Gia đình là nơi chứng kiến mỗi con người lớn lên, trưởng thành, chập chững từ những bước đi đầu đời đến lúc lớn khôn rồi đến khi về già, đó là nơi tạo nên những người con ưu tú cho xã hội. Vì vậy, tình cảm gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân con người.

2. Kể về một số hoạt động trong gia đình bên nội, bên ngoại của em và ý nghĩa của gia đình đối với em

- Một số hoạt động gia đình bên nội, bên ngoại như: cuối tuần thường tổ chức dã ngoại,  du lịch nghỉ dưỡng; cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau đi mua sắm, cùng nhau chăm sóc vườn cây,…

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU CÁCH NUÔI DƯỠNG CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH

1. Chia sẻ những việc làm nuôi dưỡng quan hệ gia đình

- Thường xuyên quan tâm hỏi thăm nhau về cuộc sống và công việc

VD: Bố hay hỏi em về tình hình học tập ở trường; Em hỏi thăm sức khỏe ông bà,….

- Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi đau ốm

VD: Mẹ nấu cháo cho bà; Em pha nước hoa quả cho mẹ,…

- Dành nhiều thời gian quây quần bên nhau

VD: Cả nhà cùng tập thể dục, cả nhà cùng về thăm ông bà,…

- Chia sẻ và hỗ trợ nhau trong các công việc gia đình

VD: Em chăm sóc vườn rau cho bà, bố giặt quần áo cho cả nhà,…

- Hỗ trợ nhau về vật chất, tinh thân

VD: Bố mẹ biếu ông bà tiền tiêu vặt hàng tháng, em động viên em gái khi em ấy buồn,….

- Duy trì bữa cơm gia đình thường xuyên

VD: Em cùng mẹ nấu cơm và nấu món bố thích; cả nhà cùng dọn cơm và ngồi ăn vui vẻ,...

2. Chia sẻ cảm xúc của em về nuôi dưỡng mối quan hệ gia đình

- Khi được quan tâm, chăm sóc, các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và có thêm động lực để vượt qua khó khăn,... 

- Bản thân em cảm thấy vui vẻ, thoải mái và thấy mình có ích khi biết quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM CHĂM SÓC GIA ĐÌNH THƯỜNG XUYÊN

1. Nói lời yêu thương với người thân

- Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân.

2. Thực hành một số việc làm chăm sóc gia đình thường xuyên

- Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân

- Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi

- Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân trong gia đình.

3. Chia sẻ về sự cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

- Khi thực hiện những việc làm để chăm sóc người thân trong gia đình giúp cho tình cảm mọi thành viên trong gia đình ngày càng tốt hơn, mọi người yêu thương và biết quan tâm, giúp đỡ nhau.

HOẠT ĐỘNG 4. CHIA SẺ KHÓ KHĂN CÙNG BỐ MẸ, NGƯỜI THÂN

1. Kể về những khó khăn có thể gặp trong gia đình

- Trong gia đình có người bị ốm

- Khi gia đình có người đi công tác xa

- Gia đình gặp khó khăn về kinh tế,…

2. Thực hành chia sẻ khó khăn cùng bố mẹ

- Khi trong gia đình có người bị ốm:

+ Chăm sóc, vệ sinh cho người ốm

+ Động viên, khích lệ, nói nhẹ nhàng, an ủi người ốm

+ Giữ không gian yên tĩnh cho người ốm nghỉ ngơi

- Khi gia đình có bố/ mẹ đi công tác xa:

+ Em chăm lo, làm việc nhà

+ Nhanh chóng hoàn thành bài tập để giúp đỡ việc nhà giúp bố mẹ

+ Dành thời gian trò chuyện với mọi người để giữ được không khí ấm áp trong gia đình

- Gia đình gặp biến cố: Luôn lạc quan và động viên người thân

- Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế:

+ Tham gia thực hiện công việc nhà cùng bố mẹ

+ Sử dụng thời gian hợp lí để học tập và giúp đỡ gia đình

3. Chia sẻ những việc đã làm cùng bố mẹ hoặc người thân để vượt qua khó khăn

HOẠT ĐỘNG 5. QUAN TÂM ĐẾN SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI THÂN

1. Nói về sở thích của các thành viên trong gia đình

- Việc biết các sở thích của các thành viên trong gia đình sẽ giúp chúng ta quan tâm, hiểu nhau hơn.

Ví dụ:

+ Bố em thích xem đá bóng, thích đọc báo,…

+ Mẹ thích nội trợ, đi mua sắm,…

+ Ông, bà thích nghe nhạc cải lương,….

2. Thực hành các cách quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình

- Nhóm 1:Hành động cụ thể

+ Chú ý quan sát xem bố (mẹ, anh, chị,...) thể hiện sự thích thú với điểu gì, hay nói câu cảm thán với những gì.

+ Hỏi bố, mẹ, người thân về chuyến đi. Ví dụ: Mẹ ơi, mẹ có thích những chuyến đi như thế này không? Mẹ thích đến nơi nào nhất?

- Nhóm 2: Hành động cụ thể

+ Chú ý quan sát để nhận biết sở thích của từng người (Ông rất thích ăn canh nóng)

+ Hỏi người thân về sở thích ăn uống. Ví dụ: Mẹ ơi, mẹ thích ăn đồ luộc hay đồ xào? Bố ơi, bố thích ăn món thịt hay cá hơn? Bố có cần cho thêm ớt vào bát mắm không ạ?

- Nhóm 3: Hành động cụ thể

+ Bố ơi, sáng nay con chạy thể dục cùng bố nhé?

+ Mẹ ơi con mở bản nhạc mẹ thích hai mẹ con cùng nghe nhé!

3. Chia sẻ các tình huống quan tâm về sở thích của gia đình em

HOẠT ĐỘNG 6. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG GIA ĐÌNH VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

1. Tổ chức trò chơi: Đội nào biết nhiều bài hát về gia đình nhất

2. Tìm hiểu những vấn để có thể nảy sinh trong gia đình em 

- Xử lí 4 tình huống theo 4 bước đã học

- Tình huống 1: 

+ Bước 1: Xác định vấn đề trong quan hệ gia đình: sự thiếu quan tâm, ít khi hỏi han nhau

+ Bước 2: Hậu quả có thể xảy ra: không khí gia đình thiếu ấm áp, các thành viên trong gia đình không hiểu nhau

+ Bước 3: Cách giải quyết: họp gia đình để cả nhà cùng ý thức xây dựng  , tạo hoạt động chung giữa mọi người

+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp:mọi người trong gia đình bắt đầu hỏi han, nói chuyện với nhau.

- Tình huống 2: 

+ Bước 1: Xác định vấn đề trong quan hệ gia đình: sự tranh luận của người lớn trong gia đình về vấn đề giáo dục con

+ Bước 2: Hậu quả có thể xảy ra: bố mẹ giận dỗi nhau, không lắng nghe nhau; con cái hoang mang ảnh hưởng đến việc học  tập và không khí gia đình

+ Bước 3: Cách giải quyết: bản thân con cái phải cố gắng để không trở thành tâm điểm tranh luận của bố mẹ, tự giác hoàn thành công việc. Đề nghị người lớn không tranh luận nữa.

+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp:người lớn và con trẻ trong gia đình thảo luận để thống nhất cách giáo dục.

- Tình huống 3: 

+ Bước 1: Xác định vấn đề trong quan hệ gia đình: Mâu thuẫn trong quan hệ giữa bố, mẹ vì những chuyện riêng

+ Bước 2: Hậu quả có thể xảy ra: không khí nặng nề trong gia đình, conc ái khó tập trung vào việc học tập.

+ Bước 3: Cách giải quyết: quan tâm, hỏi thăm cả 2 bên, nói ra những mong muốn về một gia đình hạnh phúc.

+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp:mâu thuẫn giữa bố mẹ bớt căng thẳng

- Tình huống 4: 

+ Bước 1: Xác định vấn đề trong quan hệ gia đình: sự bất đồng về anh, chị, em trong nhà về ứng xử, làm việc nhà, sinh hoạt và học tập ở trường.

+ Bước 2: Hậu quả có thể xảy ra: bố mẹ buồn, phiền lòng; anh em bất hòa; bản thân khó chịu

+ Bước 3: Cách giải quyết: phân việc nhà rõ ràng hơn; sẵn sàng giúp đỡ anh chị em trong gia đình, khi nói chuyện biết kiềm chế cảm xúc,..

+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp: anh chị em hoàn thuận, cùng nhau hoàn thành công việc nhà và học tập

HOẠT ĐỘNG 7. TẠO BẦU KHÔNG KHÍ GIA ĐÌNH VUI VẺ

1. Tập nói hài hước

2. Thực hành một số biện pháp tạo bầu không khí gia đình vui vẻ

- Cùng mẹ vào bếp nấu một bữa cơm ngon miệng để cả nhà hào hứng hơn khi ngồi vào mâm cơm.

- Hướng sự quan tâm của mọi người về chủ đề vui vẻ

- Tự giác, chủ động dọn nhà cửa sạch sẽ khi bố mẹ đi làm về để mọi người có tâm lí thoải mái.

- Chia sẻ niềm vui học tập hay thành tích của bản thân khi ăn cơm

- Kể những câu chuyện vui, chuyện cười

- Nói hài hước về ”gương mặt không vui” của mọi người

HOẠT ĐỘNG 8. VẼ GIA ĐÌNH MƠ ƯỚC CỦA EM

1. Triển lãm tranh “Gia đình mơ ước của em”

2. Chia sẻ bức tranh "Gia đình mơ ước của em"

HOẠT ĐỘNG 9. TỰ ĐÁNH GIÁ

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải trải nghiệm hướng nghiệp 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải trải nghiệm hướng nghiệp 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ