Tóm tắt kiến thức công dân 6 kết nối bài 5: Tự lập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm công dân 6 kết nối bài 5: Tự lập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 5: TỰ LẬP

I. TỰ LẬP VÀ BIỂU HIỆN CỦA TỰ LẬP

1. Thế nào là tự lập?

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình: tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

VD: Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, dù chỉ với hai bàn tay trắng, thể hiện viêc không sợ khó khăn, gian khổ, tự lập cao của Bác Hồ. Bác có lòng quyết tâm, hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lực của mình, có thể nuôi sống mình bằng hai bàn tay và để tìm đường cứu nước

2. Biểu hiện của tính tự lập

* Những biểu hiện của tính tự lập:

+ Luôn tự tin

+ Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự quyết các vấn đề trong khả năng của mình

+ Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống

+ Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác

* Những biểu hiện trái với tính tự lập:

+ Lười biếng, hèn nhát

+ Luôn dựa dấm, ỷ lại vào người khác

+ Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc

- Biểu hiện của tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày:

+ Tự giác học bài, làm bài tập về nhà

+ Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực

+  Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp;

+ Khi gặp bài quá khó, cố gắng mà chưa tự làm được thì nhờ bạn bè, thấy, cô giáo giúp đỡ, giảng giải....

+ Thực hiện các việc tự chăm sóc bản thân như: tự dọn dẹp phòng của mình, tự giặt, gấp quần áo,...

+ Tự mình đi học, nếu nhà gắn trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của bố mẹ.

+ Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, đọn dẹp nhà cửa...

+ Chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ.

+ Tự giác tham gia các công việc ở trường như: trực nhật lớp, hoạt động tập thể,...

- Biểu hiện trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày:

+ Lười biếng làm việc nhà, không làm bài tập được giao

+ Phụ thuộc, dựa đẫm, ở lại vào người thân, bạn bè

+ Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc

II. Ý NGHĨA CỦA TỰ LẬP

-  Đối với bản thân:

+ Giúp thành công trong cuộc sống và được mọi người tôn trọng;

+ Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc

+ Rèn đức tính kiên trì, nhắn nại để vượt lên mọi hoàn cảnh.

- Đối với gia đình: Khi con biết tự lập, cha mẹ rất hạnh phúc vì thấy con mình trưởng thành, tự lo được cho bản thân. Mọi thành viên trong gia đình cũng yên tâm hơn khi mỗi cá nhân đều tự lo cho bản thân, không dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình.

- Đối với xã hội: Góp phần phát triển xã hội.

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải công dân 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải công dân 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ