B. Hoạt động hình thành kiến thúc
1. Tìm hiểu về văn bản tường trình
a) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(Đọc văn bản Bản tường trình trong SGK – trang 92)\
(1) Trong văn bản trên, ai là người viết tường trình và viết cho ai?
(2) Lí do và mục đích viết văn bản tường trình?
(3) Người viết trình bày về sự việc gì? Người viết có thái độ như nào đối với sự việc tường trình?
(4) Văn bản tường trình trên có mấy phần? Mỗi phần có thể thức như thế nào?
Bài Làm:
(1) Trong bản tường trình về việc đi học muộn trên, người viết bản tường trình là một học sinh (thuộc lớp 8A), người nhận là cô giáo chủ nhiệm của lớp 8A.
(2) Mục đích bản trường trình là trình bày rõ lí do vì sao đi học muộn.
(3) Người viết trình bày về sự việc giúp đỡ một nữ du khách nước ngoài bị mất giấy tờ tùy thân dẫn đến việc đi học muộn.
Thái độ của người viết khách quan và trung thực.
(4) Văn bản tường trình gồm có 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết thúc.
Thể thức cụ thể của từng phần như sau:
1) Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
Địa điểm và thời gian tường trình (ghi góc bên phải)
Tên văn bản (ghi chính giữa và thường dùng chữ đậm hoặc in hoa)
Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình
2) Nội dung tường trình: Tường trình cụ thể, chi tiết diễn biến sự việc.
3) Kết thúc: Lời đề nghị, cam đoan (nếu cần); chữ kí và họ tên của người làm tường trình.