Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Bài Làm:

A. Tác giả 

- An – tôn Sê – khốp (1860 – 1904) sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta – gan – rốc, miền Nam nước Nga. Ông bắt đầu sáng tác truyện ngắn và kịch ngay khi theo học ngành Y tại Trường Đại học Tổng hợp Mát – xcơ – va từ năm 1879. Đến khoảng những năm 1890, Sê – khốp đã được thừa nhận là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga.

- Nam 1904 ông qua đời vì bệnh lao phổi ở một khu điều dưỡng tại nước Đức.

- Văn phong của ông hàm xúc, cô đọng. Phần lớn truyện ngắn của ông là những “truyện không có truyện” 

B. Tác phẩm 

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Một truyện đùa nhỏ của Sê – khốp in lần đầu trên tạp chí Dế Mèn của Nga, số 10, ra ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê – khốp chỉnh li, bổ sung câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê – khốp. Dịch giả Phan Hồng Giang chuyển ngữ Một chuyện đùa nho nhỏ từ bản tiếng Nga thuộc tuyển tập này.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ I (người kể xưng tôi)

5. Tóm tắt: 

Văn bản kể lại một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a, khi cùng nhau trượt tuyết từ trên đồi cao xuống, “tôi” đã đùa Na-đi-a bằng tiếng “anh yêu em” thốt ra cùng tiếng gió, còn Na-đi-a đã tự mình vượt qua nỗi sợ bằng cách trượt tuyết một mình để tìm ra bí ẩn của câu nói đó, nhưng lời yêu vẫn là một bí mật. Câu chuyện khép lại ở nhiều năm sau, Na-đi-a lấy chồng, còn “tôi” vẫn không hiểu vì sao ngày trước mình từng đùa như thế.

6. Bố cục: Văn bản chia làm 2 đoạn

- Phần 1: Từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc”: Kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.

- Phần 2: Còn lại: Sự thật về câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?

Xem lời giải

Câu 2. Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.

Xem lời giải

Câu 3: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.

Xem lời giải

Câu 4: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?

Xem lời giải

Câu 5: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?

Xem lời giải

Câu 6: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?

Xem lời giải

Câu 7: Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Xem lời giải

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ?

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ

Xem lời giải

Câu 5. Qua truyện ngắn "một chuyện đùa nho nhỏ" với hình ảnh hàng rào em có suy nghĩ gì về số phận cuộc đời của mỗi cá nhân.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập