3. Tìm hiểu về biên bản
Đọc hai biên bản và trả lời câu hỏi
( Xem trong sách giáo khoa)
(1) Biên bản ghi lại sự việc gì?
(2) Nêu bố cục chung của hai biên bản.
(3) Có hai loại biên bản được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày: biên bản hội nghị và biên bản sự vụ. Hãy cho biết hai biên bản này có thuộc hai kiểu biên bản nêu trên không?
(4) Ai là người chịu trách nhiệm chính về tính xác thực của biên bản? Muốn đảm bảo độ chính xác của biên bản, người đó cần phải đảm bảo những yêu cầu gì khi ghi biên bản?
(5) Theo em, văn phong của biên bản cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
Bài Làm:
(1) Biên bản ghi lại sự việc sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.
- Biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6.
- Biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.
(2) Bố cục chung của hai biên bản.
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính);
+ Tên biên bản;
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ;
- Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
- Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản;
+ Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).
(3) Biên bản 1 là biên bản hội nghị
Biên bản 2 là biên bản sự vụ.
(4) Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
Muốn đảm bảo độ chính xác của biên bản, người ghi biên bản cần ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan.
(5) Văn phong của biên bản cần phải đảm bảo yêu cầu sáng rõ, ngắn gọn, chính xác.