Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

1. Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.

B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.

C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

2. Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.

B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.

C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.

D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

3. Trong các trường hợp dưới đây, bạn nào biết giữ chữ tín? Bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?

A. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui.

B. Q hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà V để giúp bạn học Toán. Sáng Chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Q vẫn sang nhà bạn như đã hứa.

C. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng, T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng.

D. P hứa với cô giáo sẽ khắc phục việc thường xuyên đi học muộn nhưng bạn vẫn tiếp tục tình trạng đó. Bạn đưa ra lí do là thức quá khuya để học bài.

4. Em sẽ xử lí thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?

a) Em đã hẹn đến nhà bạn chơi nhưng bà em đang bị mệt.

b) Em mượn bạn cuốn sách và hứa ba hôm sau sẽ trả. Tuy nhiên, đến ngày hẹn mà em vẫn chưa đọc xong cuốn sách đó.

5. Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”.

Bài Làm:

 

1. Đáp án: D

2

A. Không đồng tình, vì giữ niềm tin đối với những người có hành động xấu không phải là giữ chữ tín như ý nghĩa của bài học này. Ví dụ: Giữ lời hứa hành động xấu cùng với kẻ xấu.

B. Đồng tình, vì làm tốt công việc như đã cam kết khiến người khác tin tưởng mình. Đó chính là một biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín.

C. Không đồng tình, vì ai cũng cần phải giữ chữ tín.

D. Đồng tình, vì người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng sẽ làm mất niềm tin của mọi người, dần dần sẽ mất bạn bè, đối tác, mất đi lợi ích lâu dài.

3. Gợi ý:

A. H biết giữ chữ tín, và đã thực hiện lời hứa với bố mẹ.

B. Q biết giữ chữ tín vì đã thực hiện đúng lời hứa với bạn.

C. T không biết giữ chữ tín. Việc cho lợn ăn cám tăng trọng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho gia đình T nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.

D. P không biết giữ chữ tín vì hứa rồi không thực hiện được lời hứa. P nên có kế hoạch học bài và đi ngủ đúng giờ để không đi học muộn.

4. 

a) Em sẽ gọi điện xin lỗi bạn và nói pảhi ở nhà chăm bà vì bà bị ốm

b) Em sec nói với bạn ấy và ý muốn hỏi mượm thêm nếu bạn ấy cho

5. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng. Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.