Bài tập 2
Thế nào là tôn trọng khác biệt trong giao tiếp xã hội?
Chuẩn bị bài nói và tập nói về vấn đề trên.
Bài Làm:
Mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống này đều tồn tại hai khía cạnh, hai thái cực khác biệt. Không gì là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, vấn đề chỉ là cách nhìn nhận khác nhau. Chúng ta thường có xu hướng nhìn đời khắt khe hơn. Mặt khác chúng ta cũng dễ bị thu hút bởi những người có tư duy phê phán.
Trong cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, những điều đó thường không dễ dàng để ta nhận ra. Hãy tận dụng con mắt bao dung của bạn, cho nó vận động, “làm việc” nhiều hơn trong công cuộc tìm kiếm, đồng thời tự gạt bỏ những suy nghĩ kiểu “người khác xấu”… ra khỏi đầu mình. Cách đơn giản và cơ bản nhất là hãy nhã nhặn trong bất cứ hoàn cảnh nào và sẵn lòng chia sẻ cảm xúc của bạn vể điểm tích cực của người khác. Hãy nói với người nào đó bạn ngưỡng mộ những gì họ làm được trong công việc và cuộc sống. Việc lưu tâm đến những phẩm chất tốt và sự tử tế của người khác sẽ xóa tan ấn tượng về những nỗi buồn, khó gần và khắt khe từ phía bạn.
Mỗi người chúng ta đều có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, giá trị của người khác cũng là khi ta trân trọng chính mình. Và như thế ta không cần phải chỉ trích ai để khẳng định giá trị của bản thân nữa. Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ.