Thế nào là phân tích đặc điểm nhân vật? Để làm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật, em cần chú ý điều gì?

III. Bài tập viết

1. Thế nào là phân tích đặc điểm nhân vật? Để làm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật, em cần chú ý điều gì?

2. Trong các văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng và Bạch tuộc, em thích nhân vật nào? Hãy viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích nhân vật ấy.

3. Viết bài văn phân tích một nhân vật mà em thấy có ấn tượng sâu sắc tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.

Bài Làm:

1.

Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, cần lưu ý:

Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.

Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục làm sáng tỏ ý kiến.

Đưa ra những bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ. 

Đảm bảo nội dung bố cục của bài.

2.

Có thể nói chú Võ Tòng là một người thành thật, khảng khái, tốt bụng, có chút liều lĩnh, ngang tàng ẩn trong một hình hài hung dữ. Người đọc hẳn sẽ còn nhớ hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ của chú Võ Tòng. Đây chính là cái tích để người ta gọi chú là Võ Tòng giống như nhân vật trong Thủy hử. Bởi Võ Tòng trong Thủy hử là một người vô cùng khỏe mạnh, đã tay đôi đấu với hổ và giành chiến thắng. Việc đánh hổ cho thấy Võ Tòng dù là nhân vật trong tác phẩm nào cũng có một sức mạnh thật phi thường và một bản lĩnh hiếm có. Riêng với Võ Tòng trong Đất rừng phương Nam, sức mạnh thể lực và bản lĩnh ấy đã được thể hiện bằng hàng sẹo dài có phần hung dữ.

Vẻ bề ngoài tưởng như hung dữ của Võ Tòng lại ẩn chứa bên trong là một con người có lòng tốt bụng, thành thật, gần gũi. Điều này được thể hiện qua cách ăn mặc, ngôn ngữ, hành động và suy nghĩ của nhân vật. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là một người gần gũi, tốt tính, hào phóng. Chú ăn mặc dân dã, cởi trần, mặc chiếc quần ka ki nhưng đã lâu không giặt. Chú nói với An theo lối trêu đùa, vui vẻ; hứa với An sẽ sẵn một con heo hoặc nai cho cậu. Đặc biệt, tôi ấn tượng với chi tiết chú Võ Tòng lấy miếng khô nai to nhất đưa cho An để cậu nhai cho đỡ buồn miệng. Tại sao phải là miếng khô nai to nhất mà không phải một miếng khô nai nào khác? Đó là vì chú Võ Tòng quan tâm, quý mến An và cũng là sự hào phóng, tốt bụng củachú.

3.

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. 

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

 



Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

I. Bài tập đọc hiểu

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

(BÙI HỒNG)

1. Vì sao văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là văn bản nghị luận?

2. Bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) khác truyện Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) ở điểm nào?

A. Viết về vùng đất giàu đẹp tận cùng phía nam Tổ quốc

B. Viết về con người và đất rừng Cà Mau, Nam Bộ

C. Viết về giá trị của truyện Đất rừng phương Nam

D. Viết về những phẩm chất cao đẹp của con người Nam Bộ

3. (Câu hỏi 3, SGK) Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.

4. (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?

5. (Câu hỏi 6, SGK) Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?

6. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đoàn Giỏi đã từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng, dưới biển, trong đó mỗi con (hổ, cá sấu, voi,...), ông đều kể đến trên dưới 50 trang sách. Không phải chỉ có kiến thức về loài, họ, thói quen sinh thái,... mà phần nhiềulà những mẩu chuyện có thật, sinh động xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ hẳn hoi. Trong "Đất rừng phương Nam”, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phủ đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam” (ý của Trần Đình Nam). Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng ... tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng ..”. Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn: “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cả nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng ... con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận …”

a) Đoạn văn cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có sở trường viết về đề tài gì? Chi tiết, câu văn nào cho biết điều đó?

b) Dẫn ra một số câu văn nêu lên lí lẽ và dẫn chứng của tác giả Bùi Hồng trong đoạn trích trên.

c) Tại sao một số câu của đoạn trích lại phải đặt trong dấu ngoặc kép?

Xem lời giải

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

(ĐINH TRỌNG LẠC)

1. Đánh dấu v vào các ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa một văn bản nghị luận?”:

a) Vì văn bản viết về cái hay và cái hấp dẫn của tiếng gà trưa

b) Vì văn bản phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

c) Vì văn bản kể chuyện về người cháu trên đường hành quân nhớ tiếng gà

d) Vì văn bản chỉ ra giá trị của bài thơ Tiếng gà trưa

e) Vì văn bản ca ngợi tấm lòng thơm thảo của người lính khi nghĩ đến bà

g) Vì văn bản đi từ hình thức để chỉ ra cái hay về nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

2. (Câu hỏi 2, SGK) Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã phân tích những chi tiết, hình ảnh gì?

3. (Câu hỏi 3, SGK) Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” mà em thấy độc đáo, sâu sắc. Yuri o

4. (Câu hỏi 4, SGK) Trong văn bản trên, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

5. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ. Dòng thơ thứ tư “Cục... cục tác cục ta” với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. Tiếng gà trưa này của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà “Ò… ó o” của Trần Đăng Khoa, nó có một cái gì lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ “nghe” có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

a) Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nội dung chính của đoạn trích là gì?

b) Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật nào để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ?

c) Qua đoạn trích, em hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì Hãy lấy một ví dụ về biện pháp này khác với văn bản.

Xem lời giải

1. Những đặc điểm nào trong văn bản Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” cho thấy đó là văn bản nghị luận văn học?

2. (Câu hỏi 2, SGK) Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 – 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần theo mẫu sau:

Phần (1)

Mẫu: Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về kiện gì? Điều gì tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm?

 

Phần (2)

 

Phần (3)

 

Phần (4)

 

Phần (5)

 

3. (Câu hỏi 3, SGK) Theo tác giả bài nghị luận, “những giá trị nhân văn” trong tác phẩm của Véc-nơ thể hiện như thế nào?

4. . Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tàu No-ti-lót sinh ra từ nỗi đau khổ của thế giới loài người, nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hoà đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang của ông còn là một đại dương tình người?a) Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung đó?

b) Nội dung đoạn trích trên liên quan đến nhan đề Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” như thế nào?

c) Em hiểu câu nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”” muốn nói điều gì?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 7 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 7 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.