Soạn giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức tiết: Nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 8 tiết: Nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT  : NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(Ý NGHĨA CỦA TIẾNG CƯỜI TRONG ĐỜI SỐNG)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS bày tỏ được ý kiến của mình về ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống. Bài nói có luận đề và các luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và bằng chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục

- HS thể hiện sự hiểu biết của mình về ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống được người nói trình bày, có quan điểm riêng, sẵn sàng trao đổi với người nói để có được sự đồng thuận

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề

- Năng lực tiếp thu tri thức, kỹ năng của kiểu bài và hoàn thành các yêu cầu của bài tập

  1. Phẩm chất

Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá về ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (ý nghĩa tiếng cười trong đời sống)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- GV dẫn vào bài: Khi muốn bày tỏ cảm xúc vui hay buồn, bộc lộ niềm hạnh phúc hay khổ đau, thể hiện sự hài lòng, tán thành hay bất mãn, … con người đều có thể sử dụng tiếng cười như một phương tiện biểu đạt hữu hiệu. Việc trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, ở đây là ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống không chỉ là dịp để em có thể chia sẻ với các bạn về những hiểu biết của mình mà còn giúp em rèn luyện kĩ năng nói. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống)

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị nói

  1. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.
  3. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống)

- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó).

- GV hướng dẫn:

+ Lựa chọn đề tài

- Ở đây em muốn nói đến ý nghĩa của tiếng cười nói chung hay tiếng cười nhằm một mục đích cụ thể, ví dụ: tiếng cười trào phúng, tiếng cười tán thưởng, tiếng cười vui mừng, …

+ Tìm ý và sắp xếp ý

- Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói (tên bài thề hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó.

- Trình bày được đối tượng, cách thức biểu hiện và mục đích mà người nói muốn hướng đến

- Đánh giá của em về ý nghĩa của tiếng cười đó

GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng.

1. Yêu cầu

- Nêu được vấn đề cần nói cũng như vì sao em lại chọn nói về vấn đề đó

- Trình bày những thông tin cơ bản của tiếng cười mà em đang muốn nói đến

- Tiếng cười đó đem lại ý nghĩa như thế nào?

 

 

 

2. Chuẩn bị bài nói

- Lựa chọn đề tài

 

 

- Tìm ý và sắp xếp ý

 

 

- Xác định từ ngữ then chốt.

Xem thêm các bài Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức, hay khác:

Bộ Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.