Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trới sáng tạo Bài 18: Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Và Văn Bản Pháp Luật Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 18: Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Và Văn Bản Pháp Luật Việt Nam sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 18: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

- Tự giác thực hiện các quy định pháp luật.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được tình huống có vấn đề tronghọc tập, trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Nhận thức chuẩn mực hành vi nêu được hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

+ Điều chỉnh hành vi tự giác thực hiện các quy định pháp luật.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án.

-       Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản quyphạm pháp luật.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Quan sát hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản quyphạm pháp luật.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Đ quản lí và điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất. Hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Là công dân Việt Nam, em cần hiểu rõ về hệ thống, cấu tạo của pháp luật cũng như hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật trong đời sống xã hội, từ đó xây dựng ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống pháp luật

a. Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm hệ thống pháp luật, cấu thành hệ thống pháp luật.

- HS nêu được các ngành luật trong hệ thống pháp luật và chia sẻ hiểu biết về mộtsố ngành luật.

b. Nội dung: quan sát sơ đ, đọc trường hợp, thông tin liên quan ở phần khámphá trong SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được khái niệm hệ thống pháp luật, cấu thành hệ thống pháp luật.

- HS nêu được các ngành luật trong hệ thống pháp luật và chia sẻ hiểu biết về mộtsố ngành luật

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát sơ đồ, đọc trường hợp, thông tin ở phần khám phá trong SGK để thực hiện các yêu cầu, trả lời câu hỏi:

+ Theo em, hệ thống pháp luật là gì?

+ Hệ thống pháp luật được cấu thành từ những yếu tố nào? Lấy ví dụ minh hoạtừng yếu tố.

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật và đó là những ngành luật nào?

+ Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật nêu trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm trả lời từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Trong quá trình các nhóm đọc thông tin, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự tích cực để điều chỉnh.

 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện nhóm trả lời và các nhóm khác nhận xét ý kiếntrả lời của nhóm bạn. GV có thể dựa vào kết quả các nhóm thảo luận để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. H thống pháp luật

- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trọng của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật đượcquy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

- Các bộ phận cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật gồm: quy phạmpháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.

Xem thêm các bài Giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Bộ Giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập